Tác Dụng Của Yến Sào Với Trẻ Em: Lợi Ích, Cách Sử Dụng Và Lưu Ý
Yến sào không chỉ tốt cho người lớn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ. Để làm rõ điều này, BsCKII Nguyễn Thị Nhuần đã tiến hành phân tích chi tiết về thành phần trong thực phẩm này và phát hiện 9 tác dụng của yến sào với trẻ em và giải đáp thắc mắc trẻ em ăn yến có tốt không mà cha mẹ không nên bỏ qua.
9 Tác dụng của yến sào với trẻ em
Tăng cường đề kháng cho trẻ
Theo nghiên cứu từ chuyên gia Nhi khoa và Dinh dưỡng, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ (trong giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi) chưa hoàn thiện, giai đoạn này còn được gọi là “khoảng trống miễn dịch”. Điều này khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh giúp trị bệnh hiệu quả nhưng có thể gây kháng thuốc, khiến bệnh tái đi tái lại.
Vậy nên, chuyên gia khuyến nghị phụ huynh nên bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng, trong đó có yến sào. Trong thực phẩm này sở hữu nhiều hoạt chất tốt có khả năng tăng cường đề kháng cho trẻ nhỏ gồm:
- N-Acetylneuraminic acid: Hay gọi là Axit sialic, chiếm 8.6% trong thành phần yến sào. Hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Lysine: Hoạt chất chiếm 1.4 – 3.5% thành phần yến sào, có vai trò tham gia quá trình sản xuất hormone và tế bào miễn dịch cho trẻ nhỏ.
- Alanine: Chiếm khoảng 0.6 – 4.7%, có tác dụng xây dựng hàng rào miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Sắt (27.9%): Kích thích sản sinh hồng cầu và bạch cầu, nhờ đó tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Ngăn chặn suy dinh dưỡng
Theo số liệu thống kê từ UNICEF, hiện Việt Nam có đến 1.8 triệu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi. Để giảm tình trạng này, dinh dưỡng 2 năm đầu đời của trẻ vô cùng quan trọng, đặc biệt cần bổ sung các hoạt chất như đạm, kẽm, Tyrosine, Lysine, nhóm vitamin,…
Sau các nghiên cứu Y học hiện đại từ chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện yến sào là một trong những thực phẩm chứa hầu hết các hoạt chất cần thiết giúp ngăn chặn suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, bao gồm:
- Protein: Trong yến sở hữu hàm lượng lớn chất đạm, khoảng 50 – 55%. Đây là thành phần chất quan trọng có vai trò xây dựng tế bào mô cơ, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, giúp trẻ dễ dàng hấp thu và phát triển.
- Tyrosine (2.0 – 10.1%): Hoạt chất có tác dụng tham gia quá trình tổng hợp protein, cung cấp năng lượng và thúc đẩy hấp thu dưỡng chất cho cơ thể trẻ nhỏ.
- Lysine (1.4 – 3.5%): Đây là hoạt chất quan trọng tham gia quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất. Việc bổ sung Lysine vào thực đơn cho bé sẽ giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả.
- Kẽm: Khoáng chất có tác dụng tăng cường hấp thu và tổng hợp đảm, đồng thời kích thích ngon miệng cho bé. Ngoài ra, kẽm cũng giúp kích thích vị giác, giúp bé ngon miệng hơn, tránh biếng ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ổn định cân nặng, tránh béo phì cho bé
Một trong những tác dụng của yến sào với trẻ em là ổn định cân nặng và tránh béo phì. Bởi chuyên gia đã phân tích và tìm thấy nhiều hoạt chất như Leucine, Threonine, Phenylalanine trong yến sào. Tác dụng cụ thể của các chất này như sau:
- Leucine: Chiếm 2.6 – 3.8% thành phần yến, có tác dụng kích thích đốt cháy chất béo dưới da, nhờ đó giảm mỡ dư thừa trên cơ thể.
- Threonine: Chiếm từ 2.7 – 5.3%, hoạt chất này kết hợp với acid aspartic và methionine giúp giảm tích tụ của chất béo trong nội tạng, đặc biệt là gan.
- Phenylalanine: Yến sào chứa từ 1.8 – 6.8% Phenylalanine, hoạt chất có tác dụng kiểm soát cân nặng và giảm tình trạng thèm ăn hiệu quả.
Chắc xương, tăng chiều cao cho bé
Theo số liệu từ wikipedia, chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam trong nhóm 5 -19 tuổi là 163.7cm, thứ 153/201 quốc gia, được xếp vào nhóm nước có chiều cao trung bình thấp. Để cải thiện tình trạng này, trẻ cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ hoạt chất tốt cho hệ xương khớp, thúc đẩy phát triển chiều cao tối ưu.
Trẻ em ăn yến có tốt không? Một trong những tác dụng của yến sào với trẻ em được đánh giá rất cao là hỗ trợ phát triển xương khớp, giúp khung xương của con phát triển tốt. Tuy không chứa quá nhiều canxi nhưng tác dụng này được phát huy hơn nhờ các hoạt chất như:
- Lysine (1.4 – 3.5%): Thúc đẩy tăng cường hấp thu canxi, giúp xương khớp chắc khỏe và phát triển khung xương vượt trội,
- Proline (2.0 – 3.5%): Có tác dụng kích thích hình thành sụn khớp, tăng mật độ xương và duy trì sự phát triển cơ bắp.
- Glycine (1.2 – 5.9%): Hoạt chất có tác dụng thúc đẩy phát triển mô cơ cùng mô liên kết của các khớp. Đặc biệt duy trì sự chắc khỏe của xương, ngăn ngừa mất xương và một số bệnh lý xương khớp khác ở trẻ nhỏ.
Trị biếng ăn
Một trong những tác dụng của yến sào với trẻ em là trị biếng ăn. BsCKII Nguyễn Thị Nhuần cho biết, nghiên cứu về thành phần trong yến sào phát hiện trong thực phẩm này chứa khoảng 1.9 – 11.1% Valine. Hoạt chất này có tác dụng kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng. Nhờ đó hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Xem thêm: 9 Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Già Có Thể Bạn Chưa Biết
Ổn định tiêu hóa cho trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh nên có nguy cơ cao mắc bệnh như rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy,… Phụ huynh nên cho trẻ ăn yến sào khoảng 2 – 3 bữa/tuần. Các hoạt chất như Axit Glutamic và lysine trong yến để cải thiện tình trạng này nhờ cơ chế như sau:
- Axit Glutamic: Có tác dụng hỗ trợ chức năng tiêu hóa ổn định. Trong tổ yến sở hữu khoảng 2.9 – 7.0% Axit Glutamic.
- Lysine: Hoạt chất giúp hoạt hóa các enzym tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất ở trẻ nhỏ. Hiện Lysine chiếm 1.4 – 3.5% thành phần yến sào.
Hỗ trợ phát triển trí não
Nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy, trẻ nhỏ có 3 giai đoạn vàng phát triển trí não gồm 0 – 3 tuổi, 5 – 7 tuổi, 8 – 10 tuổi. Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để bổ sung các hoạt chất thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển khối lượng và chức năng não bộ cho con.
BsCKII Nguyễn Thị Nhuần cho biết, bắt đầu từ 7 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung yến sào vào thực đơn cho trẻ. Bởi yến sào sở hữu thành phần đa dạng acid amin, khoáng chất và vitamin tốt cho sự phát triển trí não của con.
- Axit sialic (8.6%) trong yến sào có tác dụng tham gia quá trình hình thành não bộ của trẻ, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức, ghi nhớ và học tập.
- Phenylalanine (1.8 – 6.8%) giúp bồi bổ trí não, tăng cường trí nhớ và điều hòa hệ thần kinh.
- Fucose (0.7%) trong tổ yến có khả năng tác động tích cực đến sự phát triển của não bổ, đồng thời tăng sinh các tế bào thông tin liên lạc giúp ổn định trí nhớ và nhạy bén trong các tình huống.
- Tyrosine (2.0 – 10.1%) có khả năng kích thích gia tăng hormone dopamine, adrenaline và norepinephrine, giúp gia tăng khả năng tập trung và chịu đựng của não bộ.
- Cysteine (2.44%) có tác dụng tăng cường trí nhớ cho trẻ nhỏ.
Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu ở trẻ em (đặc biệt dưới 4 tuổi) tại Việt Nam lên tới 60%, khiến trẻ khó thở, mệt mỏi, giảm đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do thiếu sắt và kẽm. Cả 2 khoáng chất này có vai trò quan trọng trong kích thích sản xuất hồng cầu, thúc đẩy lưu thông khí huyết và ngăn ngừa thiếu máu.
- Fe (sắt) chiếm 27.9% thành phần dinh dưỡng trong yến sào.
- Zn (kẽm) chiếm khoảng 1.88% trong thành phần dinh dưỡng tổ yến sở hữu.
Ngăn ngừa bệnh hô hấp ở trẻ
Trẻ em dùng yến sào giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về đường hô hấp nhờ các hoạt chất như sau:
- Tyrosine (chiếm 2.0 – 10.1% thành phần yến sào): Có tác dụng làm sạch phổi, ngăn ngừa sự tấn công của vi sinh vật, khỏi bụi trong không khí.
- Cysteine (chiếm 2.44% thành phần dinh dưỡng yến sào): Hoạt chất có khả năng chống lão hóa tế bào phổi, tăng cường chức năng hô hấp, ngăn ngừa các bệnh viêm phổi, viêm phế quản hiệu quả.
Cách sử dụng yến sào cho trẻ đúng cách
Yến sào, món ăn cao cấp từ thiên nhiên, chứa nhiều dưỡng chất có tiềm năng hỗ trợ sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích và đảm bảo an toàn, cha mẹ cần nắm vững cách sử dụng yến sào cho trẻ đúng cách.
Độ tuổi phù hợp để bắt đầu sử dụng:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Không nên sử dụng yến sào vì hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa thể hấp thu hết các dưỡng chất phức tạp trong yến.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Có thể bắt đầu dùng thử yến sào với liều lượng rất nhỏ. Quan sát cẩn thận phản ứng của bé, nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc khó tiêu nào, tạm ngưng ngay.
- Trẻ trên 3 tuổi: Hệ miễn dịch và tiêu hóa đã phát triển tốt hơn, có thể sử dụng yến sào thường xuyên hơn nếu bé hợp.
Liều lượng khuyến nghị theo độ tuổi:
- Trẻ 1-3 tuổi: Liều lượng khuyến nghị: 1-2 gram yến khô/ngày, chia làm 2-3 lần/tuần.
- Trẻ 3-10 tuổi: Liều lượng khuyến nghị: 2-3 gram yến khô/ngày, chia làm 2-3 lần/tuần.
- Trẻ trên 10 tuổi: Có thể dùng như người lớn (khoảng 3-5 gram/ngày), tuy nhiên nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh tùy theo thể trạng của bé.
Lưu ý: Đây là liều lượng tham khảo chung, tốt nhất cha mẹ nên bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần cho trẻ. Theo dõi phản ứng của trẻ để đảm bảo trẻ hấp thu tốt.
Chế biến:
Chế biến yến sào đúng cách giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tối đa, đồng thời giúp trẻ dễ hấp thu:
- Ngâm và làm sạch: Ngâm yến vào nước sạch cho nở mềm, sau đó tỉ mỉ loại bỏ lông và tạp chất.
- Chưng cách thủy: Đây là phương pháp tối ưu. Cho yến đã làm sạch vào thố, thêm nước và chưng cách thủy khoảng 20-30 phút.
- Nấu kết hợp: Có thể nấu yến thành món cháo, súp bổ dưỡng, dễ ăn, nhất là với những trẻ mới làm quen với yến sào.
Cách bảo quản:
- Yến tươi chưa sơ chế: Bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 1 tuần.
- Yến sơ chế sạch: Phơi thật khô, bảo quản trong hộp kín nơi thoáng mát, tránh ánh nắng.
- Yến chưng sẵn: Có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh 7-10 ngày.
Lưu ý quan trọng:
- Chọn yến sào chất lượng: Chọn mua từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không lạm dụng: Dù bổ dưỡng, yến sào cũng chỉ là thực phẩm bổ sung, cho trẻ ăn với tần suất hợp lý.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng: Kết hợp yến sào với các loại thực phẩm đa dạng để bé phát triển toàn diện.
Trên đây là thông tin chi tiết phân tích 9 tác dụng của yến sào với trẻ em. Không thể phủ nhận những lợi ích mà yến mang đến cho sức khỏe của bé, nhưng phụ huynh cần lưu ý dùng đúng cách để đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả cao.
Nguồn tham khảo:
- https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/chuyen-gia-huyet-hoc-tu-van-cach-nhan-biet-tre-thieu-mau-dinh-duong
- https://kinhtedothi.vn/viet-nam-co-1-8-trieu-tre-em-duoi-5-tuoi-bi-suy-dinh-duong-thap-coi.html
- https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/nutritional-value-in-birds-nest/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!