Tìm Hiểu 12 Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Già

5/5 - (1 bình chọn)

Sở hữu thành phần dưỡng chất đa dạng, yến sào là một trong những thực phẩm đại bổ mang được chuyên gia khuyến nghị bổ sung vào thực đơn cho người cao tuổi. Cụ thể, trong bài viết dưới đây, chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm sẽ phân tích chi tiết về 12 tác dụng của yến sào với người già.

1. Hồi phục sức khỏe sau ốm

Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra tác dụng của yến sào với người già mới ốm dậy. Nhờ hàm lượng Protein ở mức cao (42 – 63%), yến sào giúp thúc đẩy xây dựng tế bào và mô, ổn định các chức năng trao đổi khác. Nhờ đó cơ thể nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh.

Ngoài ra, Valine – Một loại acid amin chiếm khoảng 1.9 – 11.4% trong yến sào có tác dụng cải thiện vị giác, điều trị chứng chán ăn sau khi mới ốm dậy. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng được bổ sung thêm dưỡng chất thúc đẩy hồi phục.

tac dung cua yen sao voi nguoi gia
Yến sào giúp phục hồi sức khỏe sau ốm cho người già

2. Tăng cường đề kháng

Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết, sử dụng yến sào đúng cách sẽ giúp tăng cường đề kháng, giúp người cao tuổi tránh nguy cơ mắc bệnh vặt. Tác dụng này đến từ những hoạt chất như:

  • N-Acetylneuraminic acid: Chiếm khoảng 8.6% trong yến sào, có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của một số vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Alanine: Chiếm khoảng 0.6 – 4.7%, Alanine có đặc tính chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh cho cơ thể.
  • Lysine: Yến sào có thành phần chứa khoảng 1.4 – 3.3% Lysine, hoạt chất này có tác dụng kích thích sản xuất sản các hormone và tế bào miễn dịch. Nhờ đó, duy trì sức khỏe tốt cho người cao tuổi, hạn chế cảm cúm, ốm vặt.

3. Làm chậm lão hóa

Để làm chậm quá trình lão hóa, cơ thể cần được bổ sung các loại acid amin như Proline, Valine, Threonine,…. Trong khi đó, yến sào đang sở hữu thành phần chứa hầu hết các chất này. Nhờ vậy, ăn yến sẽ giúp chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi.

Để làm rõ hơn về tác dụng của các hoạt chất, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan phân tích:

  • Proline (2.0 – 3.5%): Có tác dụng thúc đẩy hình thành collagen và chống lão hoá da, đẩy lùi sạm nám, da chùng nhão.
  • Valine (1.9 – 11.1%): Hoạt chất tham gia vào quá trình phục hồi cơ và mô cơ, giúp đẩy nhanh tốc độ hình thành tế bào mới, sửa chữa các tế bào da đang lão hóa.
  • Threonin (2.7 – 5.3%): Giúp tăng sinh collagen và elastin đảm bảo làn da khỏe mạnh, làm chậm hình thành nếp nhăn hoặc đốm đồi mồi,….

4. Cải thiện xương khớp và cơ bắp

Bắt đầu từ tuổi 30, bạn mất 3-5% khối lượng cơ mỗi thập kỷ, làm suy giảm chức năng thể chất và tăng nguy cơ chấn thương. Khối lượng cơ bắp cao sẽ giúp chậm quá trình mất cơ, bảo vệ sức khỏe thể chất. Nghiên cứu 2014 trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ chứng minh người có khối lượng cơ bắp lớn sẽ sống lâu hơn.

Theo nghiên cứu từ Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, yến sào chứa nhiều hoạt chất cần thiết giúp cải thiện hệ xương khớp và cơ bắp cho người cao tuổi. Cụ thể như sau:

  • N-Acetylglucosamine: Chiếm 5.3% trong thành phần yến sào, có tác dụng kích thích sản xuất chất lỏng bôi trơn khớp, giúp phục hồi bao sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa hiệu quả.
  • Canxi: Chiếm khoảng 0.76%, có tác dụng tăng cường mật độ xương khớp, giúp hệ xương và răng chắc khỏe.
  • Leucine: Chiếm khoảng 2.6 – 3.8%, chất này có tác dụng kích hoạt xây dựng cơ bắp, đồng thời làm chậm sự suy giảm cơ bắp theo độ tuổi. Hệ cơ khỏe mạnh giúp tăng khả năng chống đỡ cơ thể và giảm áp lực cho xương khớp.
  • Proline: Yến sào chứa 2.0 – 3.5% Proline – Hoạt chất có tác dụng kích thích tái tạo mô sụn và tăng mật độ xương, ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp.
  • Lysine: Trong yến chứa khoảng 1.4 – 3.5% Lysine. Hoạt chất này có tác dụng tăng khả năng hấp thu canxi và giúp thận giữ được lượng khoáng chất cần thiết. Nhờ đó giúp chắc xương, ngăn ngừa loãng xương và các bệnh lý xương khớp tuổi già khác.
  • Glycine: Chuyên gia Xương khớp phân tích, 1.2 – 5.9% Glycine trong yến sào có khả năng duy trì sức khỏe xương khớp, giảm đau nhức xương và ngăn ngừa mất xương hiệu quả.
  • Alanine: Chiếm từ 0.6 – 4.7% trong thành phần tổ yến, giữ vai trò thúc đẩy tổng hợp carnosine – chất chống oxy hóa, bảo vệ cấu trúc xương và tham gia vào quá trình xây dựng cơ bắp.

Xem thêm: Khám Phá Tác Dụng Của Yến Sào Với Bệnh Thoái Hóa Khớp

tac dung cua yen sao voi nguoi gia
Yến sào có tác dụng cải thiện xương khớp và cơ bắp

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Càng lớn tuổi, chức năng hệ tiêu hóa càng giảm, kéo theo quá trình tiết dịch và hấp thu các chất cũng kém đi. Điều này khiến người cao tuổi thường mắc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, táo bón, trí, viêm đại tràng hay rối loạn tiêu hóa,….

Yến sào được khuyến khích bổ sung vào thực đơn cho người già nhằm mục đích cải thiện và ổn định hệ tiêu hóa. Tác dụng có được nhờ trong thực phẩm chứa Axit Glutamic (2.9 – 7.0%), Proline (2.0 – 3.5%) và một số khoáng chất như Crom, Manga, Brom,… giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và điều trị hội chứng rò rỉ ruột.

Ngoài ra, lượng chất béo trong yến chỉ chiếm khoảng 0.14 – 1.28%, vậy nên bổ sung các món từ yến không gây cảm giác chướng bụng, tức bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Hệ đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý.

6. Ổn định đường huyết

Việc ổn định đường huyết vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi để tránh nguy cơ mắc các bệnh về thận, tim mạch, tiểu đường,…

Lấy số liệu từ nghiên cứu từ các chuyên gia, trong thành phần tổ yến có chứa Isoleucine (1.2 – 10.7%) và Lysine (1.4 – 3.5%). Trong đó:

  • Isoleucine có tác dụng điều tiết đường glucose trong máu, giúp hỗ trợ hình thành hemoglobin và đông máu.
  • Lysine là hoạt chất có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin, ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

7. Tốt cho hệ hô hấp

Hệ hô hấp đảm nhiệm vai trò lấy oxy từ môi trường ngoài để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuổi càng cao khiến hoạt động của hệ hô hấp suy giảm, không đủ lượng oxy cung cấp cho các hoạt động sống, dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Trong quá trình nghiên cứu tác dụng của yến sào, chuyên gia đã phát hiện sử dụng tổ yến đều đặn rất tốt cho hệ hô hấp. Bởi trong tổ yến có chứa hàm lượng lớn Cystein (khoảng 2.44%), hoạt chất này giúp tan chất nhầy do viêm phế quản và xơ nang, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phổi, khó thở, thở không đều, khò khè,…

tac dung cua yen sao voi nguoi gia
Sử dụng tổ yến đều đặn rất tốt cho hệ hô hấp

8. Ổn định tim mạch

Các hoạt chất như L-Arginine, Axit Glutamic và Glycine có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch. Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết, L-Arginine giúp mở rộng mạch máu, cải thiện lưu thông khí huyết và ổn định sức khỏe tim mạch. Axit Glutamic và Glycine có khả năng kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo số liệu từ Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trong yến sào hiện đang chứa 1.4 – 6.1% L-Arginine, 2.9 – 7.0% Axit Glutamic và 1.2 – 5.9% Glycine. Vậy nên, sử dụng yến đúng cách sẽ giúp người cao tuổi ổn định tim mạch, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

9. Tốt cho thận

Một trong những tác dụng của yến sào được đánh giá rất cao là ổn định chức năng thận, tăng cường và phục hồi chức năng bài tiết đã suy yếu của người cao tuổi, nhờ đó thúc đẩy đào thải độc tố khỏi cơ thể, đặc biệt ở những người già sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá khi còn trẻ. Một số thành phần trong yến sào tốt cho thận như:

  • N-Acetylneuraminic acid (Axit sialic) chiếm 8.6% trong thành phần yến sào có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Cystein chiếm khoảng 2.44% trong yến sào giúp chống lão hóa cho thận và một số cơ quan nội tạng khác như thận, gan, tủy và xương.

10. Phục hồi chức năng gan

Trong thành phần của yến sào có chứa các hoạt chất gồm Glycine (1.2 – 5.9%), Methionine (0.1 – 0.8%) và Cystein (2.44%). Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng gan và chống lão hóa cho bộ phận này.

11. Tăng cường trí nhớ

Yến sào có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung cho người già. Đặc biệt, giảm tỷ lệ mắc bệnh như Alzheimer, mất trí,… hiệu quả.

  • Tyrosine: Hoạt chất chiếm khoảng 2.0 – 10.1% thành phần yến sào, có tác dụng gia tăng mức dopamine, adrenaline và norepinephrine. Nhờ đó tăng sự hưng phấn, trí nhớ và khả năng tập trung của não bộ.
  • Phenylalanine: Trong yến sào chứa 1.8 – 6.8% Phenylalanine – hoạt chất có tác dụng bồi bổ trí nào, giúp kích thích tăng cường trí nhớ.

Ngoài ra, các hoạt chất như N-Acetylgalactosamine, N-Acetylneuraminic acid, Fe(Sắt), Cu(Đồng), Zn, Canxi, Brom, Manga, Fucose, Galactose trong yến có khả năng tăng cường hoạt động của tế bào thần kinh, ngăn ngừa thoái hóa não bộ.

12. Tốt cho thị lực

Nghiên cứu Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh, các hoạt chất trong yến sào có tác dụng tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt tuổi già như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc tiểu đường hoặc tăng nhãn áp.

Cụ thể, hiệu quả này đến từ kẽm – một loại khoáng chất giúp kích thích hình thành sắc tố thị giác trong võng mạc và đẩy lùi các bệnh lý về mặt.

Phân tích từ chuyên gia, kẽm chiếm khoảng 1.88% trong thành phần yến sào. Tuy hàm lượng này không quá cao nhưng có tác dụng rất tốt để bồi bổ thị lực.

tac dung cua yen sao voi nguoi gia
Các hoạt chất trong yến sào có tác dụng tăng cường thị lực

Câu hỏi liên quan đến người già dùng yến sào

Yến Sào Vietfarm giải đáp vấn đề về yến sào giúp người dùng hiểu hơn về thực phẩm bổ dưỡng này, đồng thời phát huy tối đa tác dụng của yến sào với người già.

Người già nên ăn bao nhiêu yến mỗi ngày?

Chuyên gia khuyến nghị, người già chỉ ăn từ 3 – 5g yến sào/ngày, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Lưu ý trong tháng đầu chỉ dùng tối đa 100g. Đối với người cần hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe sẽ dùng 150g/tháng. Đây là lượng ăn phù hợp, cung cấp đủ lượng dưỡng chất cơ thể cần thiết.

Thời điểm nào người già ăn yến sào tốt nhất?

Dưới đây là những thời điểm tốt nhất để ăn yến sào, giúp phát huy tối đa tác dụng cho sức khỏe người già:

  • Buổi sáng trước khi ăn 35 – 40 phút.
  • Giữa các bữa chính trong ngày.
  • Trước khi ngủ 30 – 60 phút.

Những thời điểm này cơ thể có khả năng hấp thu dưỡng chất tối đa nên được chuye

Xem thêm: Chuyên Gia Giải Đáp Nên Ăn Yến Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất?

Người già mắc bệnh gì không nên ăn yến sào?

Những đối tượng người già dưới đây tuyệt đối không nên ăn yến sào:

  • Người bị viêm phế quản cấp, ho nhiều đờm, bị sốt cao, đau đầu dữ dội.
  • Người bị tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu trong thời gian dài.
  • Người già bị phong hàn, phong nhiệt, cảm mạo, viêm đường tiết niệu.
  • Người đang bị gout, bị chân tay lạnh,….

Nên chế biến yến theo cách nào bổ dưỡng nhất?

Có nhiều phương pháp chế biến yến sào, để giúp người cao tuổi dễ dàng hấp thu dưỡng chất, nên áp dụng các cách chế biến như:

  • Yến chưng cách thủy.
  • Cháo yến sào.
  • Yến chưng táo đỏ hạt chia.
  • Súp yến nấm hương.
  • Canh yến hầm gà ác.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Yến Sào Cho Người Già

Trên đây là những thông tin chi tiết về 12 tác dụng của yến sào với người già. Đặc biệt, chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm cũng giải đáp về lượng ăn, thời điểm ăn và các cách ăn tốt nhất. Qua đó, người dùng chủ động bổ sung món ăn giàu dinh dưỡng này trong thực đơn hằng ngày.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/nutritional-value-in-birds-nest/
  • https://web.archive.org/web/20221210091703/https://phcog.com/article.asp?issn=0973-1296;year=2020;volume=16;issue=69;spage=336;epage=342;aulast=Hwang
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35355724/
  • https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2022.843469/full
  • https://www.allthingshealth.com/en-my/health-and-balance/internal-health/birds-nest-benefit/
Ngày đăng 17:10 - 19/12/2023 - Cập nhật lúc:03:46 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút