16 Tác Dụng Của Yến Sào: Sức Khỏe Thể Chất, Tinh Thần, Dinh Dưỡng

5/5 - (1 bình chọn)

Sở hữu thành phần đa dạng với hơn 20 loại acid amin và nhiều hoạt chất tốt, sử dụng yến sào mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Yến Sào Vietfarm sẽ phân tích chi tiết những tác dụng của yến sào đối với sức khỏe thể chất, tinh thần, dinh dưỡng của người dùng, đồng thời giải đáp một số câu hỏi về thực phẩm bổ dưỡng này.

1. Cải thiện sức khỏe xương

Tác dụng của yến sào đối với xương khớp được chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm đánh giá rất cao. Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan phân tích những tác động của các hoạt chất có trong thực phẩm bổ dưỡng này như sau:

  • N-Acetylglucosamine (5.3%) có tác dụng kích thích tăng sản xuất dịch bôi trơn tại khác khớp, đồng thời phục hồi bao sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
  • Proline (2.0 – 3.5%) có tác dụng kích thích tái tạo các mô sụn, gia tăng mật độ xương và ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp hiệu quả.
  • Leucine (2.6 – 3.8%) kích thích xây dựng cơ bắp, tăng khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể, điều này làm giảm áp lực cho xương khớp.
  • Lysine (1.4 – 3.5%) giúp tăng khả năng hấp thụ canxi và giữ được lượng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ đó xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý.
  • Glycine (1.2 – 5.9%) có khả năng giảm đau nhức xương và ngăn ngừa tình trạng giảm mật độ xương, mất xương ở người cao tuổi.
  • Alanine (0.6 – 4.7%) trong tổ yến có tác dụng thúc đẩy tổng hợp chất chống oxy hóa carnosine, giúp bảo vệ cấu trúc cho xương khớp rất tốt.
tac dung cua yen sao
Yến sào cải thiện sức khỏe xương khớp

2. Giảm cân, giữ dáng

Để giảm cân, giữ dáng, Y học nhấn mạnh cần bổ sung các hoạt chất như:

  • Leucine: Nhằm kích thích đốt cháy lượng mỡ thừa dưới da, đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng cơ bắp cho thân hình săn chắc khỏe mạnh.
  • L-Arginine: Có tác dụng giảm mỡ thừa trên cơ thể nhờ khả năng thúc đẩy đốt cháy năng lượng.

Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện trong yến sào chứa khoảng 2.6 – 3.8% Leucine và 1.4 – 6.1% L-Arginine. Vậy nên, với những ai đang có nhu cầu giảm cân, giữ dáng, chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung các món ăn từ yến sào

3. Phục hồi sức khỏe

Đối với những người mới ốm dậy, người mới phẫu thuật, phụ nữ sau sinh,… cơ thể còn yếu nên bổ sung các món ăn từ yến sào. Bởi trong yến sào sở hữu đa dạng các dưỡng chất cần thiết như:

  • Protein chất đạm (50 – 55%): Xây dựng mô tế bào, thúc đẩy chức năng trao đổi chất giúp cơ thể mau hồi phục hơn.
  • Fe (27.9%): Kích thích sản sinh tế bào hồng cầu, gia tăng bù đắp lượng máu cơ thể thiếu hụt.
  • Valine (1.9 – 11.1%): Tham gia thúc đẩy trao đổi chất, giúp hệ cơ và mô cơ nhanh phục hồi. Nhờ đó sức khỏe cải thiện sau ốm hoặc sau sinh.
  • Alanine (0.6 – 4.7%): Được biết đến là hoạt chất có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đồng thời phục hồi – xây dựng cơ bắp và giảm mệt mỏi hiệu quả.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có chức năng phân giải và hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn, đây cũng là bộ phận dễ mắc các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…

Để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan khuyến nghị nên bổ sung yến sào vào thực đơn hằng ngày.

Trong yến sào có chứa các hoạt chất bao gồm Proline (2.0 – 3.5%), Axit Glutamic (2.9 – 7.0%) và một số khoáng chất như Crom, Brom, Manga,… tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất dễ dàng. Ngoài ra, các chất này có tác dụng kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn đến một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp dạng, thấp, cảm cúm, sốt rét,…

Theo nghiên cứu từ chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm, trong yến sào sở hữu những hoạt chất có khả năng tăng cường miễn dịch hiệu quả. Cụ  thể như sau:

  • N-Acetylneuraminic acid (8.6%): Có tác dụng xây dựng hàng rào miễn dịch chắc khỏe, chống lại sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
  • Lysine (1.4 – 3.3%): Hoạt chất này có khả năng kích thích sản xuất hormone và các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể tránh ốm vặt, cảm cúm.
  • Alanine (0.6 – 4.7%): Có tác dụng ức chế gốc tự do phát triển và tấn công gây bệnh cho cơ thể.

6. Cải thiện chức năng thần kinh

Sự thiếu hụt N-Acetylgalactosamine sẽ khiến những liên kết giữa các tế bào thần kinh đứt gãy. Điều này khiến trí nhớ suy giảm nghiêm trọng, dễ gây ra các bệnh như Alzheimer, mất trí, mất tập trung,… Tuy nhiên, trong yến sào chứa đến 7.3% N-Acetylgalactosamine, ngoài ra còn có các hoạt chất khác tốt cho hệ thần kinh như:

  • N-Acetylneuraminic acid (8.6%): Hoàn thiện não bổ, tăng khả năng ghi nhớ và nhận thức.
  • Fe(Sắt) (27.9%): Điều hòa hệ thần kinh, bồi bổ trí não, giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
  • Phenylalanine (1.8 – 6.8%): Điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, thúc đẩy trí não phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Methionine (0 – 0.8%): Chữa trầm cảm, tâm thần phân liệt, cai nghiện rượu, nghiện thuốc và bệnh Parkinson

Vậy nên, món ăn từ yến sào được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho các đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có dấu hiệu suy giảm trí nhớ,…

tac dung cua yen sao
Dùng yến cải thiện chức năng thần kinh

7. Ổn định chức năng hô hấp

Y học cổ truyền ghi chép về khả năng bổ phế, dưỡng ẩm, làm sạch đờm nhầy, giảm ho của yến sào cho người dùng. Tác dụng của yến sào này đã được chuyên gia tiến hành nghiên cứu và xác thực. Trong yến có chứa 2.44% Cystein – hoạt chất có tác dụng chống lão hóa phổi, cải thiện các bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, xơ phổi, xơ nang,….

Ngoài ra, lượng protein lớn trong yến sào (chiếm đến 50 – 55%) có tác dụng phục hồi cơ thể cho những người bị ho lâu, âm hư phát sốt, ho khạc ra máu,….

Xem thêm: 6 Công Dụng Của Yến Sào Với Phổi Và Cách Sử Dụng

8. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch hình thành do các rối loạn chức năng tim và mạch máu, gây ra các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cao huyết áp, thấp tim, suy tim,… Để kiểm soát hiệu quả bệnh tim mạch, cần kiểm soát việc tăng cholesterol máu và sự đông máu.

Phân tích thành phần dinh dưỡng và tác dụng của yến sào, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết trong thực phẩm này có chứa nhiều hoạt chất tốt ngăn ngừa bệnh tim mạch như:

  • Glycine (1.2 – 5.9%): Hoạt chất có chức năng kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, đồng thời cải thiện chức năng tim mạch.
  • L-Arginine (1.4 – 6.1%): Có tác dụng mở rộng mạch máu, thúc đẩy lưu thông khí huyết và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Axit Glutamic ( 2.9 – 7.0%): Đây là hoạt chất có tác dụng kiểm soát huyết áp, tránh huyết áp tăng giảm đột ngột và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

9. Tốt cho gan

Sử dụng yến sào đúng cách sẽ giúp tăng cường sức chức năng cho gan, đặc biệt cải thiện tích cực bệnh men gan cao, xơ gan, viêm gan. Công dụng của yến sào đến từ Threonine – Loại acid amin chiếm khoảng 2.7 – 5.3% thành phần. Hoạt chất Threonine kết hợp với acid aspartic và methionine sẽ giúp giảm sự tích tụ của chất béo trong gan, đồng thời gia tăng khả năng hoạt động của gan.

Ngoài ra, yến sào chứa 0.8% Methionine, 2.44% Cysteine, 1.2 – 5.9% Glycine. Các hoạt chất này đều có chức năng tăng cường chức năng gan hữu hiệu.

10. Hỗ trợ trị tiểu đường

Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh tiểu đường là ổn định chỉ số đường huyết. Các chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm đã nghiên cứu và phát hiện trong yến sào sở hữu nhiều hoạt chất mang tác dụng giúp đường huyết duy trì sự ổn định như:

  • Lysine: Chiếm 1.4 – 3.5% thành phần yến sào.
  • Alanine: Chiếm 0.6 – 4.7% thành phần yến sào.

Vậy nên, các món ăn từ yến sào được chuyên gia khuyến khích bổ sung trong thực đơn của người bị tiểu đường hoặc người có nguy cơ tiểu đường. Nhưng cần lưu ý trong quá trình chế biến, cần thay thế đường kính bằng đường ăn kiêng hoặc đường phèn để tốt nhất cho người bệnh.

11. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Có nhiều nghiên cứu Y học hiện đại chứng minh tác dụng của yến sào đối với người bị ung thư và người đang trong quá trình hóa trị, xạ trị. Không chỉ chứa những

  • Valine (1.9 – 11%): Có tác dụng kích thích trao đổi chất, tái tạo và phục hồi cơ và mô cơ, hình thành tế bào mới cho cơ thể.
  • Lysine (1.4 – 3.5%): Giúp giảm đau, thúc đẩy phục hồi sau quá trình xạ trị, hóa trị ung thư cho người bệnh.
  • Methionine (0 – 0.8%): Hoạt chất này có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
  • N-Acetylneuraminic acid (8.6%): Ngoài Selen, trong yến sào có N-Acetylneuraminic acid giúp chống lão hóa và phục hồi sức khỏe sau khi bị nhiễm xạ hoặc tổn thương hồng cầu.
tac dung cua yen sao
Y học hiện đại chứng minh tác dụng của yến sào đối với người bị ung thư

12. Bồi bổ cho bà bầu

Theo nghiên cứu từ chuyên gia, hơn 20 loại acid amin cùng nhiều hoạt chất trong yến sào là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cả bà bầu và thai nhi.

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà tại Yến Sào Vietfarm phân tích và giải đáp công dụng của yến sào đối với sức khỏe mẹ bầu như sau:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Yến sào chứa hơn 50% thành phần là protein, 22.6 – 27.3% Carbohydrates và nhiều khoáng chất cần thiết như sắt (27.9%), đồng (5.87%), kẽm (1.88%) giúp bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển ổn định.
  • Chống trầm cảm cho bà bầu: Hoạt chất Tryptophan (0,02 – 0.08 %) có tác dụng điều hòa giấc ngủ ổn định, giải tỏa căng thẳng cho bà bầu. Điều này giúp giảm tỷ lệ trầm cảm trong và sau sinh cho phụ nữ.
  • Phục hồi da cho bà bầu: Các hoạt chất như Lysine (1.4 – 3.5%), Threonine (2.7 – 5.3%), Serine (2.8 – 15.9%) có trong yến sào giúp tăng cường sản sinh collagen, kích thích tăng trưởng mô tế bào, tái tạo tổ chức da giúp mẹ bầu sở hữu làn da mềm mịn, căng bóng, đàn hồi cao và ngăn ngừa rạn da.
  • Giúp thai nhi phát triển: Yến sào chứa glycine (1.2 – 5.9%), Alanine (0.6 – 4.7%) có tác dụng hoàn thiện não bộ, duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh cho thai nhi.

Xem thêm: Các tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ cực tốt

13. Tăng cường sinh lý

Một trong những công dụng của yến sào được đánh giá rất cao là tăng cường sinh lý cho nam và nữ, hỗ trợ điều trị suy giảm ham muốn, giúp đời sống sinh hoạt vợ chồng thăng hoa hơn. Chuyên gia cho biết, thành phần hoạt chất chính trong yến mang đến tác dụng này là L-Arginine (1.4 – 6.1%). L-Arginine có khả năng:

  • Điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu tới cơ quan tình dục. Điều này giúp tăng cường ham muốn và tăng sức bền trong quá trình quan hệ.
  • L-Arginine kích thích tăng trưởng HGG, thúc đẩy phục hồi tế bào mô mềm, cải thiện tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới và nữ giới.
  • L-arginine nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện chất lượng tinh trùng của nam giới hiệu quả.

14. Bổ mắt

Sử dụng yến sào có tác dụng bảo vệ mắt trước tác động của khỏi bụi, giảm tình trạng nhức mắt, mỏi mắt hiệu quả. Đặc biệt, các nghiên cứu Y học hiện đại cũng chứng minh sử dụng yến sào giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.

Hoạt chất quan trọng trong yến sào tham gia vào quá trình bảo vệ mắt là Zn (1.88%). Khoáng chất này tham gia sản xuất nhiều loại enzyme thiết yếu, trong đó có superoxide dismutase – Hoạt chất có khả năng chống thoái hóa điểm vàng hoặc mắt kém, đục thủy tinh thể. Ngoài ra, kẽm hỗ trợ hình thành sắc tố thị giác trong võng mạc, hỗ trợ điều trị chứng mù đêm.

15. Ngăn ngừa lão hóa da

Theo thời gian, các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là lan da dần bị lão hóa, dẫn đến hiện tượng chảy xệ, nám da, sạm da, da chùng nhão kém thẩm mỹ. Vậy nên, việc bổ sung các hoạt chất ngăn ngừa lão hóa rất quan trọng cho mọi đối tượng.

Lấy số liệu thống kê từ nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Hoa Kỳ, trong thành phần tổ yến có chứa hàng hoạt các chất có tác dụng ngăn ngừa lão hóa như sau:

  • Phenylalanine (1.8 – 6.8%): Có tác dụng cải thiện sắc tố da, làm đều màu da, hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến.
  • Lysine (1.4 – 3.5%): Hoạt chất tham gia quá trình hình thành Collagen, củng cố cấu trúc tế bào ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như nhăn nheo, chảy xệ da.
  • Acid aspartic (2.8 – 10.0%): Theo đánh giá từ chuyên gia Da liễu, hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng các mô, cơ, da.
  • Proline (2.0 – 3.5%): Kích thích tăng sinh collagen chống lão hóa. Đồng thời Proline có tác dụng phục hồi thương tổn trên da, cấp ẩm và chống khô da hiệu quả.
  • Serine (2.8 – 15.9%): Đây là hoạt chất có khả năng giữ ẩm tự nhiên, có mặt trong nhiều dòng sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt.

16. Chống Oxy hóa

Quá trình tiêu hóa thức ăn và phản ứng với môi trường của cơ thể luôn tạo ra gốc tự do. Khi số lượng gốc tự do vượt quá khả năng mà cơ thể tự cân bằng, điều chỉnh được sẽ gây ức chế các chất oxy hóa. Chính điều này là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể bị lão hóa và phát triển một số bệnh lý như bệnh tim, suy giảm miễn dịch, khí phế thũng, ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh đường hô hấp, bệnh Parkinson. Chất chống oxy hóa thêm các electron cho các gốc tự do để chúng không phải đi ăn cắp, giúp ngăn chặn các gốc tự do không phá hoại các tế bào khỏe mạnh được nữa. Từ đó ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương mà gốc tự do gây ra cho tế bào.

yến sào chứa các chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương mà gốc tự do gây ra cho tế bào
Yến sào chứa các chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương mà gốc tự do gây ra cho tế bào

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), yến sào được phát hiện có chứa các chất chống oxy hóa. Các hoạt chất chống oxy hóa được tìm thấy trong yến sào là axit amin, axit sialic, triacylglycerol, vitamin, lactoferrin, axit béo, khoáng chất và N-Acetylglucosamine. Trong đó:

  • Glutathione và cysteine, hai axit amin chính, cùng với Axit sialic giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do gốc tự do.
  • Triacylglycerol cung cấp năng lượng, chống lại stress oxi hóa.
  • Vitamin C, E, beta-carotene, lactoferrin, omega-3, omega-6, selenium, zinc, và N-Acetylglucosamine hợp tác tạo nên hệ thống chống oxi hóa mạnh mẽ, duy trì sức khỏe và ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể.

Hướng dẫn cách sử dụng yến sào

Để đảm bảo phát huy trọn vẹn 16 tác dụng của yến sào đối với sức khỏe, người dùng cần tuân thủ những hướng dẫn quan trọng sau đây:

Liều lượng ăn yến sào tốt cho sức khỏe

Đối với mỗi đối tượng, liều lượng sử dụng yến sào có sự khác biệt như sau:

  • Người có sức khỏe ổn định: Dùng từ 3 – 5g/lần, mỗi tuần từ 3 – 4 lần.
  • Người mới ốm dậy: Dùng từ 3 – 5g/lần, mỗi tuần từ 4 – 5 lần.
  • Bà bầu từ tháng thai kỳ thứ 4: Dùng từ 3 – 5g/lần, mỗi tuần từ 2 – 3 lần.
  • Trẻ 7 – 12 tháng tuổi: Dùng 0.5 – 1g/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Dùng 1 – 2g/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần.
  • Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Dùng 2 – 3g/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần.

Thời điểm ăn yến trong ngày

Thời điểm được khuyến nghị nên ăn yến sào là trước các bữa chính khoảng 30 – 45 phút hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng. Đây là những thời điểm cơ thể có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, nhờ đó phát huy công dụng của yến sào tối đa.

Người dùng cần lưu ý không ăn yến sào khi đang no vì sẽ khiến cơ thể khó hấp thu toàn bộ dưỡng chất, giảm hiệu quả dinh dưỡng trong yến sào.

Đối tượng không nên ăn yến

Một số đối tượng không nên dùng yến sào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
  • Trẻ dưới 7 tháng tuổi không ăn yến.
  • Người đang bị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi hoặc ăn không tiêu.
  • Người bị phong hàn, cảm lạnh, nhức đầu, sốt cao.
  • Người đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính như: Viêm da, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu,…

Xem thêm: Những Ai Không Nên Ăn Yến Sào? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

tac dung cua yen sao
Một số đối tượng không nên dùng yến sào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Câu hỏi phổ biến khi dùng các món yến sào

Dưới đây là một số vấn đề người dùng thắc mắc trong quá trình sử dụng yến sào:

  • Trẻ em ăn yến có tốt không?

Yến sào là món ăn rất tốt cho trẻ nhỏ, thực phẩm này cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện cả về trí não và thể chất. Tuy nhiên, phụ huynh cần nắm một số lưu ý trước khi cho bé sử dụng. Đọc chi tiết tại: Tác dụng của yến sào với trẻ em? Cách Sử Dụng An Toàn, Hiệu Quả

  • Bầu ăn yến có tốt không?

Bà bầu bước sang tháng thai kỳ thứ 4 ăn yến sào rất tốt, giúp an thai, bổ máu, ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp, tim mạch, đường huyết,… trong cả thai kỳ. Đặc biệt, sử dụng yến còn giúp giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả cho thai phụ.

Tham khảo: Bà bầu uống nước yến được không? Một số lưu ý

  • Sốt xuất huyết ăn yến được không?

Những người bị bệnh sốt xuất huyết không nên ăn yến sào vì thực phẩm này có tính hàn, sẽ khiến các triệu chứng sốt cao, cảm lạnh,… nghiêm trọng hơn. Chỉ nên dùng yến sau khi khỏi sốt xuất huyết và cần bồi bổ phục hồi cơ thể.

  • Ăn yến nhiều có tốt không?

Yến sào mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, thừa chất, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng. Vậy nên, chuyên gia khuyến nghị cần sử dụng yến với liều lượng vừa phải cho từng đối tượng cụ thể.

Xem thêm: Cùng Vietfarm Tìm Hiểu Uống Yến Nhiều Có Tốt Không

  • Uống nước yến có tăng cân không?

Uống nước yến không gây tăng cân mà còn có tác dụng kiểm soát cân nặng, ổn định vóc dáng cho người dùng. Bởi trong thành phần yến sào có chứa các hoạt chất thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa như Leucine (2.6 – 3.8%) và L-Arginine (1.4 – 6.1%). Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng theo liều lượng được khuyến nghị để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Trên đây là thông tin chi tiết phân tích về 16 tác dụng của yến sào. Yến Sào Vietfarm khẳng định đây là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, người dùng vẫn cần tuân thủ đúng hướng dẫn và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung món ăn hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/nutrition/bird-nest-benefits-and-downsides#benefits
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23975128/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8089372/#s6title
  • https://www.scielo.br/j/cta/a/BhCsD698xmkPM8qwXpFkSwr/?format=pdf
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4524384/
Ngày đăng 11:52 - 09/09/2023 - Cập nhật lúc:05:25 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút