Trẻ Bị Sốt Có Ăn Được Yến Sào Không? Cha Mẹ Cần Nắm Rõ

Yến sào rất thích hợp để bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho trẻ em. Đây là loại thực phẩm rất thích hợp với trẻ sức đề kháng suy giảm, suy nhược cơ thể, khả năng ăn uống không tốt, được rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để sử dụng cho bé nhà mình. Nếu bạn đang băn khoăn không biết trẻ bị sốt có ăn được yến sào không, những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Trẻ bị sốt có ăn được yến sào không?

Yến sào được làm từ dãi chim yến, có rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như 42 – 56% protein, 31 loại nguyên tố vi lượng, 18 loại acid amin, trong đó có nhiều loại đặc biệt cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Yến sào từ lâu đã là món ăn trân quý, được sử dụng để bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho người mới ốm dậy, người sức khỏe suy nhược, trẻ em biếng ăn, khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể kém…

Trẻ bị sốt có ăn yến sào được không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ
Trẻ bị sốt có ăn yến sào được không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

Tuy nhiên, không phải lúc nào, trẻ nào cũng có thể ăn được yến sào. Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, giàu dưỡng chất nhưng nếu sử dụng cho những trường hợp không đúng, không phù hợp với thể trạng của trẻ, chẳng những sẽ không thể mang lại hiệu quả mà còn có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, cố vấn của Yến sào Vietfarm cho biết, trẻ bị sốt không nên ăn yến sào. Chỉ khi nào trẻ hết sốt, sức khỏe và hệ tiêu hóa đã ổn định thì mới nên ăn yến. Việc sử dụng yến sào khi trẻ đang sốt chỉ khiến trẻ sốt cao, dai dẳng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ. Do đó, khi con bị sốt, ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn yến sào. Mặc dù yến có thể tăng sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng nhưng hại nhiều hơn lợi, tốt nhất vẫn là không nên sử dụng.

Vì vậy, khi bé đang sốt, tốt nhất chỉ nên ưu tiên các biện pháp sau:

  • Bù nước đầy đủ cho trẻ. Có thể dùng nước lọc, nước trái cây tươi, hoặc dung dịch bù nước điện giải (ORS) theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ, hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn an toàn.
  • Theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ, kịp thời đưa trẻ đi khám nếu sốt cao kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường khác.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị sốt

  • Ưu tiên bù nước và chất điện giải: Trẻ bị sốt thường bị mất nước do ra mồ hôi, hơi thở nhanh. Bên cạnh nước lọc, nên bổ sung oresol (theo hướng dẫn trên bao bì) hoặc các loại nước ép trái cây, nước dừa tươi,… để cung cấp cả nước và các chất điện giải cần thiết.
  • Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa: Ưu tiên cháo, súp, các món hầm nhừ, giúp trẻ dễ nuốt và giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa chính, nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành 5-6 bữa trong ngày, tránh gây quá tải cho dạ dày, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Không ép trẻ ăn: Khi trẻ mệt mỏi, chán ăn là điều dễ hiểu. Không nên thúc ép, có thể cho trẻ ăn những món yêu thích với số lượng ít hoặc tạm ngưng bữa ăn nếu trẻ không muốn, chờ khoảng 1-2 tiếng cho trẻ nghỉ ngơi rồi thử lại.

Vì sao trẻ bị sốt không ăn được yến sào?

Sốt ở trẻ, xét về mặt sinh lý, không đơn thuần chỉ là tình trạng tăng thân nhiệt. Đây là một phản ứng phức tạp của cơ thể nhằm chống chọi lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả những thay đổi sâu bên trong. Dưới đây là các lý do chính khiến việc ăn yến sào không phù hợp và có thể gây ảnh hưởng xấu khi trẻ đang sốt:

  • Yến sào chứa hàm lượng đạm cao: Tổ yến nổi tiếng là thực phẩm giàu protein. Trong khi đó, tiêu hóa protein đòi hỏi cơ thể nhiều năng lượng và hoạt động mạnh mẽ của hệ tiêu hóa. Trẻ đang sốt thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, hệ tiêu hóa giảm nhu động, tiết dịch tiêu hóa kém, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng phức tạp như đạm trong yến sào càng thêm khó khăn. Điều này có thể dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu,…
  • Cơ chế gây sốt làm giảm khả năng tiêu hóa: Khi bị sốt, cơ thể ưu tiên phân bổ năng lượng phục vụ cho hệ miễn dịch nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đồng thời, để hạn chế tiêu hao năng lượng, các hoạt động không thiết yếu, bao gồm cả tiêu hoá thức ăn, sẽ bị giảm xuống. Yến sào, lúc này, trở thành một “gánh nặng” cho dạ dày vốn đã nhạy cảm của trẻ.
  • Sốt kích thích giảm tiết dịch tiêu hóa: Một biểu hiện thường gặp khi sốt là tình trạng khô miệng, trẻ lười ăn. Điều này một phần do cơ thể chủ động hạn chế các hoạt động tiết dịch ở các tuyến. Việc hấp thu yến sào thiếu đi sự hỗ trợ của các dịch tiêu hóa như dịch vị, dịch ruột sẽ dẫn đến khó tiêu, dư thừa chất dinh dưỡng không được hấp thụ, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Nguy cơ mất nước và mất cân bằng điện giải: Đây là vấn đề đặc biệt cần quan tâm khi trẻ sốt. Bổ sung thực phẩm giàu đạm như yến sào trong khi cơ thể đang cần được bù nước và điện giải có thể vô tình làm tình trạng này trầm trọng hơn, bởi quá trình chuyển hóa đạm sản sinh ra các chất thải cần đào thải qua thận (nơi rất cần dự trữ nước).

Chính vì những lý do nêu trên, việc cho trẻ bị sốt ăn yến sào không chỉ kém hiệu quả mà còn tiềm ẩn rủi ro làm trẻ thêm mệt mỏi, khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.

Xem thêm: Tư vấn liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em đúng, đủ và tốt nhất

Những trường hợp trẻ em không nên ăn yến sào

Để sử dụng yến sào cho trẻ an toàn, đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con, chúng ta cũng không nên dùng yến khi:

  • Trẻ chưa đủ 7 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của con đang tập làm quen với thức ăn chưa thích hợp để dùng loại thực phẩm giàu dưỡng chất như yến
  • Trẻ bị ho có thể dùng yến để giảm ho, tăng cường sức khỏe, tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm phế quản cấp hoặc ho nhiều, đờm trong và loãng thì không nên ăn yến
  • Không nên dùng yến khi bé đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm da, viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu, bị đau nhức đầu nghiêm trọng kèm sốt…
  • Không dùng yến cho trẻ có tỳ vị hư hàn, dùng yến sào cho những trẻ có cơ địa này không những không bổ dưỡng mà còn tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé
  • Không sử dụng khi con đang bị rối loạn tiêu hóa, gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng, ăn uống không tiêu…
Không phải lúc nào trẻ cũng có thể ăn được yến sào
Không phải lúc nào trẻ cũng có thể ăn được yến sào

Một số lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ em

Yến sào không thích hợp để sử dụng khi trẻ đang bị sốt, xong khi con hết sốt, sức khỏe đã ổn định, ba mẹ có thể cho bé sử dụng yến để tăng cường đề kháng, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe. Yến sào mặc dù tốt nhưng cũng cần sử dụng đúng cách để tránh phản tác dụng. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ em mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Yến sào cần được sử dụng đúng liều lượng, tùy vào độ tuổi của trẻ mà cho bé ăn lượng yến phù hợp.
  • Thời điểm thích hợp để cho bé ăn yến là trước khi đi ngủ 30 – 45 phút, trước khi ăn sáng 30 phút hoặc giữa các bữa ăn chính, lúc bụng bé đang đói để có thể hấp thu được các dưỡng chất có trong yến sào
  • Mẹ có thể đa dạng cách chế biến yến sào để con đỡ ngán, có thể chưng yến với hạt sen, táo đỏ, nước dừa, sữa tươi, long nhãn, saffron, đông trùng hạ thảo, lá dứa, bí đỏ… hoặc chế biến các món cháo yến, súp yến để bé dùng
  • Khi dùng yến để nấu cháo, súp, bạn nên chưng yến riêng, nấu chín các nguyên liệu khác, khi cháo chín thì mới cho yến vào, tránh đun, nấu yến sào ở nhiệt độ cao để tránh yến mất chất.
  • Yến sào rất dễ bị làm giả, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ còn tương đối non nớt, sẽ rất nguy hiểm nếu bé ăn phải yến giả, yến kém chất lượng. Do đó, chúng ta nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho con.

Tóm lại, với thắc mắc trẻ bị sốt có ăn được yến sào không thì câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra chính là không. Mẹ tuyệt đối không nên cho con ăn yến khi đang bị sốt, chỉ khi bé hết sốt, sức khỏe ổn định thì mới nên ăn yến sào. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:30 - 07/05/2024 - Cập nhật lúc:01:35 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút