Cách Chưng Yến Cho Bé Ăn Tăng Sức Đề Kháng, Ít Ốm Vặt

Yến sào hay tổ yến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất cho trẻ em, người già, người mới ốm dậy… Đối với trẻ em, việc sử dụng yến sào phải đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang đến hiệu quả, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Yến sào Vietfarm gợi ý cho bạn một số cách chưng yến cho bé ăn nhằm cải thiện vị giác, tăng sức đề kháng cho trẻ dưới đây. 

Khi nào trẻ có thể sử dụng được yến sào?

Yến sào được mệnh danh là thực phẩm vàng cho sức khỏe, thường được các bậc phụ huynh sử dụng để bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho con mình. Thế nhưng nhiều ba mẹ không biết rằng, trẻ phải đến một độ tuổi nhất định thì mới có thể sử dụng được yến sào. Hơn nữa, chỉ được dùng với liều lượng thích hợp, không thể dùng quá nhiều, quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ từ trên 7 tháng tuổi có thể sử dụng được yến sào
Trẻ từ trên 7 tháng tuổi có thể sử dụng được yến sào

Được biết, trẻ từ trên 7 tháng tuổi đã có thể dùng được yến sào. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, tốt nhất nên đợi con đủ 12 tháng tuổi mới cho trẻ sử dụng. Ở giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi, trẻ đang tập ăn dặm, hệ tiêu hóa còn khá non nớt, chưa hoàn thiện, việc dùng yến sào quá sớm có thể gây lãng phí. Liều lượng sử dụng yến cho trẻ như sau:

  • Trẻ từ 7  – 12 tháng tuổi: Nên dùng 0.5 – 1g yến/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần là tốt nhất, không sử dụng mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Nên dùng 1 – 2g yến/lần, dùng 2 –  3 lần/tuần
  • Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Nên dùng 2 – 3g yến/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần
  • Trẻ từ trên 10 tuổi: Có thể dùng 3 – 5g yến/lần, dùng mỗi ngày hoặc cách ngày đều được.

Với trẻ em, thời điểm tốt nhất để con sử dụng yến sào là trước khi đi ngủ 45 phút – 1 tiếng. Có thể dùng yến sào cho con trước khi ăn sáng 1 tiếng hoặc giữa các bữa ăn chính đều được. Không sử dụng yến sào cho trẻ bị viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm ngoài da, trẻ đang bị phong hàn, phong nhiệt, cảm mạo, sốt thực nhiệt, ăn uống không tiêu, đầy bụng…

Yến sào Vietfarm đã có hướng dẫn dành riêng cho trẻ 7 tháng tuổi, bạn có thể đọc thêm tại bài viết: Cách chưng yến cho bé 7 tháng

Hướng dẫn cách chưng yến cho bé ăn giúp tăng đề kháng, ít ốm vặt

Yến sào có chứa 43 – 56% protein, 18 loại acid amin trong đó có 9 loại đặc biệt quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Đặc biệt, yến sào giàu canxi, sắt, chứa các khoáng chất như kẽm, đồng, mangan, selen, crom, brom… Có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng biếng ăn, chán ăn, bổ sung dưỡng chất, ngừa suy nhược cơ thể, hỗ trợ phát triển xương khớp, não bộ… cho bé.

Nếu bạn chưa biết cách chưng yến cho bé giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn, lạ miệng, giàu dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng tốt thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Cách chưng yến cho bé với sữa tươi

Sữa tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Sữa tươi chứa vitamin D, canxi, photpho, khoáng chất… khi kết hợp với yến sào sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất,  giúp trẻ ăn uống tốt hơn, ngủ ngon giấc hơn. Yến chưng sữa tươi là món ăn lạ miệng, có cách làm đơn giản, mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Yến chưng sữa tươi là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em
Yến chưng sữa tươi là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em

Nguyên liệu:

  • 4 – 6g yến sào (khẩu phần cho 2 trẻ hoặc 2 lần ăn, tùy vào độ tuổi trẻ mà điều chỉnh)
  • Sữa tươi không đường
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Nếu dùng tổ yến thô thì ngâm yến với nước sôi để nguội 1 – 2 tiếng, dùng nhíp nhặt bỏ lông, làm sạch bụi bẩn và tạp chất. Nếu dùng yến tinh chế thì chỉ cần ngâm yến với nước trong 20 – 30 phút cho yến nở
  • Sau khi yến đã nở mềm, bạn dùng tay tách yến thành sợi nhỏ cho bé dễ ăn. Sau đó cho yến vào thố hoặc nồi chưng yến chuyên dụng.
  • Nếu dùng thố chưng thì đổ 1 chén sữa tươi không đường vào, đậy nắp lại, cho thố vào nồi, chưng cách thủy trong 30 phút
  • Sau khi yến mềm thì cho đường phèn vào khuấy đều, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp và thưởng thức.

Lưu ý: Nguyên liệu trên phù hợp cho 2 bé từ 3 – 10 tuổi sử dụng. Nếu trẻ nhỏ hơn hoặc chỉ có 1 bé thì nên chia nhỏ, phần còn lại cho vào hũ thủy tinh hoặc chai có nắp đậy và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa là 5 – 7 ngày. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên băm nhỏ yến cho con dễ sử dụng.

Cách làm món yến chưng bí đỏ bổ dưỡng cho bé

Yến chưng bí đỏ không chỉ là món ăn có thể giúp trẻ bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược cơ thể, nâng cao sức đề kháng mà còn tốt cho sự phát triển trí não và thị lực của bé. Món ăn này có vị béo ngậy, ngọt nhẹ của bí đỏ kết hợp tuyệt vời với sự dai dai, giòn giòn, mềm mềm của yến sào. Với món yến chưng bí đỏ, chúng ta có thể giúp trẻ bổ sung đáng kể lượng vitamin C, vitamin A, chất xơ… cho bé.

Nguyên liệu:

  • 4 – 6g yến sào.
  • 50g bí đỏ hoặc 1 quả bí đỏ cỡ nhỏ.
  • Đường phèn.

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế tổ yến như cách trên, sau khi yến nở thì tách yến thành sợi nhỏ cho bé dễ sử dụng
  • Nếu sử dụng quả bí đỏ cỡ nhỏ thì cắt đầu quả bí để tạo thành thố chưng có nắp đậy, làm sạch ruột bí
  • Cho yến đã làm sạch vào quả bí, đổ nước cho ngập yến, đậy quả bí lại
  • Cho trực tiếp quả bí vào nồi hoặc đặt vào bát, cho vào nồi rồi, đổ nước vào, đậy nắp nồi đem chưng cách thủy trong 30 phút
  • Sau đó bạn cho đường phèn (lượng vừa đủ theo khẩu vị), đậy nắp, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp.

Trường hợp nếu không có quả bí cỡ nhỏ, bạn dùng 50g bí đỏ, gọt vỏ, cắt nhỏ. Cho bí đỏ và yến đã làm sạch vào thố chưng, đậy nắp, đem chưng ở lửa nhỏ trong 30 phút rồi thêm đường phèn vào, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp.

Cách chưng yến cho bé với hạt sen, táo đỏ

Hạt sen và táo đỏ đều là những nguyên liệu thường được sử dụng để chưng yến và chế biến các món ăn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Táo đỏ được giới thiệu là có thể sử dụng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Yến chưng hạt sen táo đỏ là món ăn bổ dưỡng, tùy vào cách ăn, độ tuổi của con mà mẹ biến tấu cho phù hợp. Nếu bé còn nhỏ thì khi chế biến xong mẹ có thể xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn.

Tùy vào độ tuổi mà mẹ lựa chọn cắt nhỏ nguyên liệu hay giữ nguyên để bé dễ ăn hơn
Tùy vào độ tuổi mà mẹ lựa chọn cắt nhỏ nguyên liệu hay giữ nguyên để bé dễ ăn hơn

Nguyên liệu:

  • 4 – 6g yến sào.
  • 5 – 7 hạt sen.
  • 5 quả táo đỏ.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế tổ yến như trên, sau khi yến nở thì dùng tay tách yến thành sợi nhỏ, nếu bé còn nhỏ thì có thể băm nhỏ yến để bé dễ ăn; táo đỏ ngâm nước lạnh 10 – 15 phút rồi vớt ra, để ráo
  • Hạt sen bỏ tim rửa sạch, đun nước cho sôi lên, cho hạt sen vào luộc đến khi hạt chín mềm thì cho táo đỏ vào, tiếp tục luộc thêm 10 phút, tắt bếp, vớt ra
  • Cho yến sào vào thố chưng yến rồi lần lượt cho hạt sen, táo đỏ cắt nhỏ vào, đổ nước cho ngập yến, đậy nắp thố chưng.
  • Đem chưng cách thủy trong 30 phút, sau đó bỏ đường phèn vào, tiếp tục đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Cách chưng yến táo đỏ hạt chia cho bé

Hạt chia là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe, có thể dùng được cho trẻ từ trên 1 tuổi. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên xay nát hạt chia rồi cho vào yến để tránh hạt rơi vào đường hô hấp của bé. Hạt chia giàu chất xơ, omega-3, sắt, vitamin E, protein… Có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Với trẻ từ 1 – 5 tuổi, mẹ tuyệt đối không nên cho con sử dụng quá 8g hạt chia (tương đương với 1 thìa rưỡi cà phê) mỗi ngày.

Nguyên liệu: 

  • Yến sào đã làm sạch 2-3 gram (tùy độ tuổi của bé).
  • Táo đỏ khô 5-6 quả.
  • Hạt chia 1 thìa cà phê.
  • Đường phèn.
  • Nước tinh khiết.

Cách thực hiện: 

  • Ngâm yến sào trong nước sạch khoảng 20-30 phút đến khi yến nở mềm. Dùng tay hoặc nhíp nha khoa làm sạch lông và tạp chất (nếu có).
  • Rửa sạch táo đỏ, ngâm với nước ấm trong 15 phút trước khi chế biến.
  • Ngâm hạt chia với nước lạnh trong 15 – 20 phút đến khi hạt chia nở mềm.
  • Cho yến sào đã sơ chế vào thố hoặc bát chuyên dụng để chưng.
  • Thêm nước sạch vào thố ngập khoảng ½ thân thố.
  • Đặt thố yến vào nồi, đổ thêm nước sôi vào nồi sao cho ngập khoảng ½ thố. Tiến hành chưng cách thủy trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
  • Sau 20 phút, cho táo đỏ đã ngâm vào, tiếp tục chưng thêm 5-10 phút.
  • Thêm đường phèn tùy theo khẩu vị và chưng thêm 5 phút.
  • Cho hạt chia vào, khuấy đều rồi tắt bếp sau đó cho bé thưởng thức.
  • Nên cho bé sử dụng yến chưng khi còn ấm vào buổi sáng hoặc tối để các dưỡng chất được hấp thu tối ưu.

Lưu ý: Nguyên liệu trên phù hợp cho 2 bé từ 3 – 10 tuổi, nếu chỉ nấu cho 1 bé, mẹ có thể giảm lượng yến và hạt chia hoặc chia làm nhiều phần, bảo quản tủ lạnh cho con dùng dần.

Bạn có thể tham khảo thêm các công thức với hạt chia tại bài viết: Yến chưng hạt chia

Cách làm món yến chưng mật ong bổ dưỡng cho bé

Để giúp tăng đề kháng, cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cho bé, mẹ có thể thường xuyên cho con sử dụng món yến chưng mật ong. Mật ong vị ngọt, tính ấm, nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, giảm đau, giải độc, giảm ho… Mật ong kết hợp với yến sào giúp hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Nguyên liệu:

  • 4 – 6g yến sào.
  • 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Vài lát gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến sào cho nở mềm đều, tách yến thành sợi nhỏ hoặc băm nhỏ cho bé dễ sử dụng
  • Cho yến vào chén/bát sứ có nắp đậy hoặc thố chưng chuyên dụng, đổ nước, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 30 phút
  • Sau khi yến mềm thì cho vài lát gừng, mật ong vào khuấy đều, có thể chưng thêm 5 phút hoặc tắt bếp, đợi còn hơi ấm thì thưởng thức.

Mẹ chỉ nên cho con sử dụng đủ lượng yến được khuyến cáo mỗi ngày theo độ tuổi. Phần còn lại thì cho vào chai hoặc hũ thủy tinh, đậy nắp, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Cách làm món yến chưng lê trị ho, tăng đề kháng cho bé

Với những bé sức đề kháng kém, hay ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa thì yến chưng lê chính là món ăn phù hợp mà mẹ có thể cho con sử dụng. Lê có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu độc, dưỡng âm bổ dịch, sinh tân dịch, thanh tâm, giáng hỏa… Lê chứa nhiều chất xơ, sắt, canxi, photpho, vitamin nhóm B, acid folic… rất tốt cho sức khỏe.

Yến chưng lê có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng, trị ho, ngừa các bệnh về hô hấp cho bé
Yến chưng lê có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng, trị ho, ngừa các bệnh về hô hấp cho bé

Nguyên liệu: 

  • 4 – 6g yến sào.
  • 1 quả lê to.
  • Đường phèn hoặc mật ong.
  • Vài lát gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Yến sào ngâm cho nở đều, vớt ra, tách yến thành sợi nhỏ hoặc băm nhỏ để bé dễ sử dụng
  • Quả lê rửa sạch, khoét rộng ruột, giữ nguyên hình dạng quả sao cho tạo nên hình dáng một chiếc thố có nắp đậy
  • Cho yến vào quả lê, đổ nước vào, đậy nắp, cho quả lê vào chén hoặc thố chưng hoặc đặt trực tiếp lên xửng hấp, chưng cách thủy với lửa nhỏ trong 30 phút
  • Sau đó cho đường phèn hoặc mật ong và vài lát gừng vào tiếp tục chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức.

Cách chưng yến với đường phèn cho trẻ

Chưng yến cho bé 1 tuổi với đường phèn tạo nên món ăn thanh mát, dễ tiêu hóa, được tin dùng để bồi bổ sức khỏe cho các bé. Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý, trẻ từ 1 – 3 tuổi có thể được bổ sung 2-3 gam yến/lần, dùng 2-3 lần/tuần. Đối với trẻ lớn hơn, liều lượng yến có thể tăng tùy vào thể trạng và sự phát triển của trẻ.

Nguyên liệu:

  • Yến sào tinh chế 2-5 gram (tùy độ tuổi của bé).
  • Đường phèn Lượng vừa phải, tùy khẩu vị.
  • Nước tinh khiết.
  • Thố/chén chưng yến chuyên dụng.

Các thực hiện:

  • Ngâm yến sào đã làm sạch vào tô nước khoảng 20-30 phút đến khi yến nở mềm. Dùng tay hoặc nhíp nha khoa nhẹ nhàng loại bỏ tạp chất (nếu có)
  • Cho yến đã làm sạch vào thố chưng, thêm đường phèn.
  • Đổ nước tinh khiết ngập khoảng ½ thố.
  • Đặt thố yến vào nồi, đổ thêm nước vào nồi sao cho cao khoảng ¼ thố yến, đậy nắp thố yến, sau đó đậy nắp nồi.
  • Bật bếp lửa lớn đến khi nước sôi; sau đó hạ nhỏ lửa và chưng cách thủy khoảng 20-30 phút.
  • Thêm đường phèn nếu cần thiết.
  • Tắt bếp và để yến nguội tầm 5 phút trước khi cho bé sử dụng.
  • Nên cho trẻ ăn yến vào lúc bụng đói, buổi sáng sớm hoặc chiều tối trước bữa ăn khoảng 2 giờ để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Cách chưng yến cho bé 7 tháng với sữa công thức

Chưng yến kết hợp với sữa công thức có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé khi được sử dụng đúng cách.

Nguyên liệu:

  • Yến sào tinh chế 1-2 gram (tùy độ tuổi của bé).
  • Sữa công thức theo tháng tuổi của bé.
  • Đường phèn.
  • Nước lọc tinh khiết.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến sào trong nước sạch khoảng 20-30 phút cho tổ yến nở mềm. Dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng tách riêng phần sợi yến, loại bỏ tạp chất hay phần lông tơ (nếu có).
  • Chuẩn bị sữa công thức đã được pha đúng tỷ lệ như hướng dẫn trên bao bì và làm ấm vừa phải.
  • Đặt phần yến sào đã sơ chế vào thố hoặc bát chuyên dụng.
  • Thêm nước sôi vào thố và tiến hành chưng cách thủy khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
  • Sau khi yến đã chín mềm, thêm đường phèn (tùy chọn) rồi chưng thêm 5 phút nữa, sau đó tắt bếp.
  • Để thố yến chưng nguội bớt trong vài phút.
  • Thêm phần sữa công thức đã chuẩn bị vào thố yến, khuấy đều và cho bé thưởng thức khi hỗn hợp còn ấm vừa phải.
Chưng yến kết hợp với sữa công thức có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé
Chưng yến kết hợp với sữa công thức có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé

Chưng yến với thịt gà cho bé

Yến sào và thịt gà là hai nguyên liệu phổ biến trong các món ăn bổ dưỡng từ lâu được sử dụng để tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ. Sự kết hợp này cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào, hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí não toàn diện của bé.

Nguyên liệu:

  • Yến sào đã làm sạch 2-3 gram (tùy độ tuổi của bé).
  • Thịt gà (nên chọn phần ức) 30-50 gram.
  • Gừng 1 lát mỏng.
  • Nước tinh khiết.
  • Gia vị (đường phèn, muối) với lượng rất ít.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến sào đã làm sạch trong nước khoảng 20-30 phút đến khi nở mềm. Rửa nhẹ nhàng cho sạch tạp chất (nếu có).
  • Thịt gà rửa sạch, băm nhuyễn hoặc thái sợi nhỏ
  • Gừng rửa sạch, thái lát.
  • Cho thịt gà vào bát hoặc nồi. Thêm một lượng nhỏ nước lọc, nêm nếm lượng gia vị rất ít, và đặt vào nồi hấp chín.
  • Cho yến sào đã sơ chế vào thố hoặc bát chuyên dụng để chưng, thêm gừng.
  • Thêm nước sạch vào thố ngập khoảng ½ thân thố.
  • Đặt thố yến vào nồi, đổ thêm nước sôi vào nồi sao cho ngập khoảng ½ thố. Tiến hành chưng cách thủy trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
  • Khi yến đã chín, cho phần thịt gà đã hấp vào, tiếp tục chưng thêm 5-10 phút sau đó đợi nguội bớt và cho bé sử dụng.

Cách chưng yến cho bé trên 1 tuổi với đông trùng hạ thảo

Yến sào và đông trùng hạ thảo là những dược liệu quý, mang lại nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Không những vậy, cách chưng yến cho bé này cũng giúp tăng cường đề kháng vượt trội.

Nguyên liệu:

  • Tổ yến tinh chế 2-3 gram (tùy theo cân nặng và thể trạng của bé).
  • 3-5 sợi đông trùng hạ thảo khô.
  • 5-6 quả táo đỏ khô.
  • Đường phèn.
  • Nước tinh khiết.

Cách thực hiện:

  • Ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng 20-30 phút đến khi yến nở mềm. Dùng tay hoặc nhíp nha khoa tỉ mỉ loại bỏ hết lông và tạp chất (nếu có).
  • Rửa sạch táo đỏ, ngâm trong nước khoảng 10 phút.
  • Cho đông trùng hạ thảo đã chuẩn bị vào bát nước ấm, ngâm trong vòng 5 phút.
  • Cho tổ yến đã làm sạch vào thố chưng, thêm khoảng 1 chén nước tinh khiết sao cho nước ngập hết phần yến.
  • Đặt thố yến vào nồi, đổ nước sôi vào nồi sao cho ngập khoảng ½ thố, đem chưng cách thủy khoảng 15-20 phút.
  • Sau đó, cho táo đỏ và đông trùng hạ thảo đã ngâm vào, tiếp tục chưng trong khoảng 10 phút.
  • Thêm đường phèn tùy khẩu vị, chưng thêm 5 phút nữa, khuấy nhẹ, rồi tắt bếp và cho bé thưởng thức.
Chưng yến với đông trùng giúp tăng cường đề kháng vượt trội
Chưng yến với đông trùng giúp tăng cường đề kháng vượt trội

Yến chưng nhụy hoa nghệ tây

Sự kết hợp của hai nguyên liệu mang đến món ăn giàu dinh dưỡng, mang đến công dụng cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, hỗ trợ phát triển trí não, thị lực, cải thiện hệ tiêu hóa. Mặt khác, các hoạt chất trong nhụy hoa nghệ tây có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ cho trẻ.

Nguyên liệu:

  • Yến sào tinh chế 2-3g.
  • Nhụy hoa nghệ tây 5-7 sợi.
  • Đường phèn.
  • Nước tinh khiết.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến sào trong nước sạch cho nở mềm, loại bỏ tạp chất và lông yến.
  • Ngâm nhụy hoa nghệ tây trước 15-20 phút.
  • Chưng yến với nước sạch cách thủy khoảng 15-20 phút.
  • Cho đường phèn vào chưng đến khi tan.
  • Cho nhụy hoa nghệ tây vào chưng thêm 5 phút.
  • Chia nhỏ thành nhiều phần ăn phù hợp độ tuổi, cho trẻ ăn khi còn ấm.

Yến sào chưng lá dứa

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Kết hợp với lá dứa tạo nên món ăn thanh mát, thơm ngon, dễ dàng hấp thu, kích thích vị giác của bé. Không chỉ vậy, lá dứa có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, giúp điều trị táo bón và các vấn đề về da ở trẻ hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Tổ yến đã làm sạch 2-3 gram (tùy độ tuổi của bé).
  • Lá dứa tươi 3-4 lá.
  • Nước sạch hoặc nước dừa tươi.
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng 20-30 phút cho yến nở mềm. Dùng tay hoặc nhíp nha khoa nhẹ nhàng làm sạch lông và tạp chất còn sót lại trong tổ yến (nếu có).
  • Rửa sạch lá dứa, cắt thành từng khúc hoặc bó nhỏ.
  • Cho yến sào đã sơ chế vào thố hoặc bát chuyên dụng để chưng.
  • Thêm nước sạch hoặc nước dừa tươi vào thố, mực nước ngập khoảng ½ thân thố.
  • Cho lá dứa đã chuẩn bị vào chung với tổ yến.
  • Đặt thố yến vào nồi, đổ thêm nước sôi vào nồi sao cho ngập khoảng ½ thố. Tiến hành chưng cách thủy trong lửa nhỏ tầm 20 phút.
  • Cho đường phèn vào, khuấy đều, lượng đường được điều chỉnh theo khẩu vị của trẻ. Chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp và cho bé thưởng thức.
Yến chưng với lá dứa dễ dàng hấp thu, kích thích vị giác của bé
Yến chưng với lá dứa dễ dàng hấp thu, kích thích vị giác của bé

Yến chưng táo đỏ kỷ tử cho bé

Sự kết hợp của yến sào, táo đỏ, và kỷ tử mang lại một món ăn cung cấp đa dạng các dưỡng chất quý giá, đặc biệt có lợi cho trẻ nhỏ, góp phần:

  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Ổn định hệ thần kinh, giúp tinh thần thư giãn, cải thiện giấc ngủ.
  • Tăng cường sự phát triển của thể chất, khả năng tư duy.
  • Mang lại làn da khỏe mạnh,…

Nguyên liệu:

  • Yến sào đã làm sạch 2-3 gram (tùy độ tuổi của bé).
  • Táo đỏ 5 – 6 quả.
  • Kỷ tử 10 – 15 hạt.
  • Đường phèn.
  • Nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến đã làm sạch với nước khoảng 20 -30 phút đến khi yến nở mềm. Dùng tay hoặc nhíp nha khoa làm sạch lông và tạp chất còn sót lại (nếu có).
  • Rửa táo đỏ và kỷ tử với nước sạch, sau đó ngâm nước ấm trong khoảng 15 phút.
  • Cho yến đã làm sạch vào một chén hoặc thố chưng chuyên dụng.
  • Thêm nước sạch vào ngập khoảng ½ thân thố/chén.
  • Cho thố/chén yến vào nồi. Thêm nước sôi vào nồi, sao cho nước trong nồi ngập khoảng ½ thố/chén.
  • Tiến hành chưng cách thủy khoảng 20 -30 phút với lửa nhỏ.
  • Cho táo đỏ, kỷ tử đã ngâm vào, chưng thêm 5 -10 phút.
  • Thêm đường phèn tùy theo khẩu vị và chưng thêm khoảng 5 phút.
  • Tắt bếp, để nguội bớt trước khi cho bé ăn.

Một số lưu ý khi chưng và sử dụng yến cho trẻ em

Yến chưng là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều gia đình lựa chọn để sử dụng cho trẻ. Tuy nhiên, khi chưng và sử dụng yến, mẹ cần nắm được cách chưng yến sao cho đúng để tránh làm thất thoát các dưỡng chất quý giá có trong loại thực phẩm này. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Yến sào rất tốt cho bé nhưng mẹ nên chọn cách chế biến phù hợp
Yến sào rất tốt cho bé nhưng mẹ nên chọn cách chế biến phù hợp
  • Tùy vào độ tuổi mà mẹ có cách chế biến yến phù hợp cho con. Nếu con còn nhỏ, đang tập ăn dặm thì nên băm nhỏ hoặc xay nhỏ yến và các nguyên liệu đi kèm để con dễ nhai nuốt hơn
  • Nhiều người thường cho rằng ăn càng nhiều yến thì càng tốt, càng bổ hiệu quả càng nhanh. Tuy nhiên, cơ thể trẻ chỉ hấp thụ được một lượng dưỡng chất nhất định, không nên cho con ăn quá nhiều yến một lúc sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, chán ăn.
  • Lượng yến mà trẻ sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi của con, nên cho con ăn cách ngày, đều độ mỗi tuần sẽ tốt hơn cho sức khỏe và sự phát triển của bé
  • Khi chọn yến và các nguyên liệu kèm theo, nên lựa chọn ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, được đánh giá cao về chất lượng. Không nên ham rẻ, yến sào rất dễ bị trộn phụ liệu, bị phết đường, phết muối trộn mủ trôm, bún tàu, ngân nhĩ… để tăng trọng lượng.

Tóm lại, có rất nhiều cách chưng yến để tạo nên món yến chưng thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, sự phát triển thể chất, trí não cho bé mà mẹ có thể tham khảo. Yến sào chỉ là thực phẩm bổ sung sức khỏe, không thể thay thế các thực phẩm chính, càng không phải là thuốc, do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng cho con.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:35 - 07/05/2024 - Cập nhật lúc:09:57 sáng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút