Yến Chưng Ăn Nóng Hay Lạnh Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe
Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được rất nhiều gia đình lựa chọn để bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, thường được dùng cho người mới ốm dậy, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người sức khỏe suy nhược… Yến chưng ăn nóng hay lạnh là tốt nhất, làm sao để yến sào có thể phát huy tốt đa hiệu quả với sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Tính chất đặc trưng của yến sào
Yến sào từ lâu đã được đánh giá cao về hiệu quả đối với sức khỏe. Đây là thực phẩm giàu dưỡng chất, có rất nhiều thành phần quý giá như vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, trong yến sào còn chứa đến 18 loại acid amin, trong đó có 9 loại đặc biệt thiết yếu, chứa 42 – 56% protein, được xếp vào danh sách những thực phẩm đặc biệt giàu đạm, tốt cho sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, các thực phẩm được chia thành 4 nhóm tính chất chính gồm thực phẩm tính hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm) và tính nhiệt (nóng). Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm trung tính, tức là tính bình, không nóng cũng không lạnh. Những thực phẩm tính bình thường lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, không cần phải kiêng kỵ khi sử dụng cùng các thực phẩm khác. Một trong những thực phẩm có tính bình ấy chính là yến sào.
Về bản chất, yến sào được làm từ dãi ở tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến. Để tạo nên tổ yến, chim tiết nước bọt và quẹt mỏ mình trên vách đá, vách tường tạo phần chân cố định rồi tiến hành dệt tổ. Yến sào trong Đông Y được ghi chép với các đặc tính như tính bình, vị ngọt, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, dưỡng vị, kiện tỳ điều trung, diên niên ích thọ….
Mặc dù là thực phẩm tính bình, không nóng, không lạnh, nằm giữa những đặc tính đã đề cập nhưng yến sào vẫn mang hơi hướng tính hàn. Đây là thực phẩm tính bình thiên hàn, do đó những người đang gặp phải tình trạng như tỳ vị hư hàn, ăn uống không tiêu, đầy bụng chướng bụng, bị cảm mạo, phong hàn, viêm nhiễm cấp tính… không nên sử dụng. Yến sào cũng không thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ mới sinh chưa được 1 tháng.
Yến sào nên ăn nóng hay ăn lạnh?
Thông thường, người ta sẽ dựa vào đặc tính của thực phẩm để có cách chế biến và sử dụng cho phù hợp nhất. Thực phẩm tính nóng thì nên hạn chế ăn nóng, thực phẩm tính lạnh thì nên hạn chế dùng khi lạnh. Cách chế biến, kết hợp nguyên liệu và cách dùng sẽ giúp trung hòa các tính chất của thực phẩm, từ đó giúp chúng ôn hòa, tốt hơn cho cơ thể, tránh gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa.
Trả lời thắc mắc yến sào nên ăn nóng hay lạnh, yến sào là loại thực phẩm tính bình, chúng ta có thể ăn nóng hay ăn lạnh đều tốt cả. Yến sào không thể chế biến ở nhiệt độ cao vì các dưỡng chất trong thực phẩm này rất dễ bị biến chất, bay hơi trong quá trình đun nấu. Dựa vào tính chất và thành phần dinh dưỡng, các dưỡng chất trong tổ yến, có thể nhận thấy, việc ướp lạnh tổ yến để dùng không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng và hiệu quả của thực phẩm này đối với sức khỏe.
Trường hợp nên ăn yến chưng còn nóng
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và đối tượng sử dụng mà chúng ta lựa chọn sử dụng yến chưng khi đang còn ấm hoặc dùng lạnh. Các trường hợp mà chúng ta nên ăn yến chưng khi còn nóng bao gồm:
- Người mới ốm dậy, người có hệ tiêu hóa kém, không ổn định, dễ bị lạnh bụng, người cao tuổi, người sức đề kháng kém, người suy nhược cơ thể thì nên sử dụng yến sào khi món ăn này đang còn ấm. Dùng yến lúc ấm cho người cần hồi phục sức khỏe, hệ tiêu hóa còn chưa ổn định sẽ giúp làm ấm cơ thể, có thể kích thích hoạt động của nhu động ruột, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu cho cơ thể.
- Với phụ nữ sau sinh, chỉ nên ăn yến sào khi bạn đã sinh được hơn 1 tháng. Hơn nữa, khi ăn yến sào thì tốt nhất nên ăn ấm, lúc này hệ tiêu hóa của chúng ta chưa thật sự ổn định, các thực phẩm bạn sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé thông qua sữa mẹ. Do đó, trong ít nhất 3 – 6 tháng đầu, các mẹ bỉm cần sử dụng thực phẩm khi còn ấm, không nên ăn thức ăn nguội, lạnh, để tránh ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể và sự phát triển của em bé.
Tham khảo: Cách chưng yến cho bà bầu giúp thai nhi hấp thụ dưỡng chất tốt nhất
- Bạn cũng nên sử dụng yến sào khi còn nóng vào mùa lạnh. Ở thời điểm này, cơ thể cần được giữ ấm, tránh thất thoát nhiệt, sử dụng yến sào được ướp lạnh hoặc các thực phẩm lạnh sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, khiến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể kém hơn.
Trường hợp nên ăn yến chưng lạnh
Trừ các trường hợp đã đề cập như phụ nữ mang thai, người già, người mới ốm dậy, người hệ tiêu hóa không ổn định… không nên sử dụng yến sào lạnh thì tất cả những trường hợp còn lại, tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn ăn yến khi còn nóng hoặc ướp lạnh để dùng đều được. Việc sử dụng yến sào còn ấm hay đã được ướp lạnh không quá quan trọng khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức khỏe tốt. Bởi lẽ lúc này, khả năng hấp thu dưỡng chất của chúng ta rất tốt, việc dùng yến ở dạng nào thì cũng mang đến hiệu quả cho người sử dụng.
Ngoài ra, những trường hợp nên sử dụng yến sào được ướp lạnh bao gồm:
- Thời tiết nắng nóng: Yến sào có thể là loại thực phẩm giải nhiệt mùa hè, làm dịu cơn nóng, thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng yến chưng được ướp lạnh vào mùa hè sẽ giúp bạn cảm giác thoải mái, sảng khoái hơn, từ đó ăn uống ngon miệng, có trạng thái tinh thần tốt nhất để học tập, làm việc.
- Phụ nữ muốn cải thiện sức khỏe làn da: Việc sử dụng yến sào được ướp lạnh có thể giúp bạn làm mát cơ thể, kích thích vị giác, giúp món yến trở nên thanh mát, hấp dẫn hơn, đồng thời cũng có tác dụng tốt hơn trong việc ngăn ngừa lão hóa, duy trì sự trẻ trung, tươi sáng của da và hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Tham khảo: 6 công dụng tuyệt vời của yến sào với làn da phụ nữ bạn nên biết
Như vậy, hẳn với những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc yến sào nên ăn nóng hay ăn lạnh tốt hơn của mình. Tùy vào thể trạng, tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa mà chúng ta chọn cách sử dụng yến sào phù hợp. Thực tế, yến sào dùng khi nóng hoặc lạnh cũng đều tốt cho sức khỏe cả, bạn không cần quá bận tâm về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách bảo quản yến đã chưng hạn chế mất chất
- Yến Thô Để Được Bao Lâu? Bảo Quản Tổ Yến Thô Đúng Cách
- Yến Tươi Để Được Bao Lâu Bạn Đã Biết Chưa?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!