Yến Chưng Ăn Nóng Hay Lạnh Là Tốt Nhất? Góc Giải Đáp

Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được rất nhiều gia đình lựa chọn để bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, thường được dùng cho người mới ốm dậy, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người sức khỏe suy nhược… Yến chưng ăn nóng hay lạnh là tốt nhất, làm sao để yến sào có thể phát huy tốt đa hiệu quả với sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tính chất đặc trưng của yến sào

Yến sào từ lâu đã được đánh giá cao về hiệu quả đối với sức khỏe. Đây là thực phẩm giàu dưỡng chất, có rất nhiều thành phần quý giá như vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, trong yến sào còn chứa đến 18 loại acid amin, trong đó có 9 loại đặc biệt thiết yếu, chứa 42 – 56% protein, được xếp vào danh sách những thực phẩm đặc biệt giàu đạm, tốt cho sức khỏe.

Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe
Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe

Trong y học cổ truyền, các thực phẩm được chia thành 4 nhóm tính chất chính gồm thực phẩm tính hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm) và tính nhiệt (nóng). Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm trung tính, tức là tính bình, không nóng cũng không lạnh. Những thực phẩm tính bình thường lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, không cần phải kiêng kỵ khi sử dụng cùng các thực phẩm khác. Một trong những thực phẩm có tính bình ấy chính là yến sào.

Về bản chất, yến sào được làm từ dãi ở tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến. Để tạo nên tổ yến, chim tiết nước bọt và quẹt mỏ mình trên vách đá, vách tường tạo phần chân cố định rồi tiến hành dệt tổ. Yến sào trong Đông Y được ghi chép với các đặc tính như tính bình, vị ngọt, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, dưỡng vị, kiện tỳ điều trung, diên niên ích thọ….

Mặc dù là thực phẩm tính bình, không nóng, không lạnh, nằm giữa những đặc tính đã đề cập nhưng yến sào vẫn mang hơi hướng tính hàn. Đây là thực phẩm tính bình thiên hàn, do đó những người đang gặp phải tình trạng như tỳ vị hư hàn, ăn uống không tiêu, đầy bụng chướng bụng, bị cảm mạo, phong hàn, viêm nhiễm cấp tính… không nên sử dụng. Yến sào cũng không thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ mới sinh chưa được 1 tháng.

Yến sào nên ăn nóng hay ăn lạnh?

Thông thường, người ta sẽ dựa vào đặc tính của thực phẩm để có cách chế biến và sử dụng cho phù hợp nhất. Thực phẩm tính nóng thì nên hạn chế ăn nóng, thực phẩm tính lạnh thì nên hạn chế dùng khi lạnh. Cách chế biến, kết hợp nguyên liệu và cách dùng sẽ giúp trung hòa các tính chất của thực phẩm, từ đó giúp chúng ôn hòa, tốt hơn cho cơ thể, tránh gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa.

Trả lời thắc mắc yến sào nên ăn nóng hay lạnh, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết, yến sào là loại thực phẩm tính bình, chúng ta có thể ăn nóng hay ăn lạnh đều tốt cả. Yến sào không thể chế biến ở nhiệt độ cao vì các dưỡng chất trong thực phẩm này rất dễ bị biến chất, bay hơi trong quá trình đun nấu. Dựa vào tính chất và thành phần dinh dưỡng, các dưỡng chất trong tổ yến, có thể nhận thấy, việc ướp lạnh tổ yến để dùng không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng và hiệu quả của thực phẩm này đối với sức khỏe.

Trường hợp nên ăn yến chưng còn nóng

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và đối tượng sử dụng mà chúng ta lựa chọn sử dụng yến chưng khi đang còn ấm hoặc dùng lạnh. Các trường hợp mà chúng ta nên ăn yến chưng khi còn nóng bao gồm:

  • Người mới ốm dậy, người có hệ tiêu hóa kém, không ổn định, dễ bị lạnh bụng, người cao tuổi, người sức đề kháng kém, người suy nhược cơ thể thì nên sử dụng yến sào khi món ăn này đang còn ấm. Dùng yến lúc ấm cho người cần hồi phục sức khỏe, hệ tiêu hóa còn chưa ổn định sẽ giúp làm ấm cơ thể, có thể kích thích hoạt động của nhu động ruột, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu cho cơ thể.
  • Với phụ nữ sau sinh, chỉ nên ăn yến sào khi bạn đã sinh được hơn 1 tháng. Hơn nữa, khi ăn yến sào thì tốt nhất nên ăn ấm, lúc này hệ tiêu hóa của chúng ta chưa thật sự ổn định, các thực phẩm bạn sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé thông qua sữa mẹ. Do đó, trong ít nhất 3 – 6 tháng đầu, các mẹ bỉm cần sử dụng thực phẩm khi còn ấm, không nên ăn thức ăn nguội, lạnh, để tránh ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể và sự phát triển của em bé.

Tham khảo: Cách chưng yến cho bà bầu giúp thai nhi hấp thụ dưỡng chất tốt nhất

  • Bạn cũng nên sử dụng yến sào khi còn nóng vào mùa lạnh. Ở thời điểm này, cơ thể cần được giữ ấm, tránh thất thoát nhiệt, sử dụng yến sào được ướp lạnh hoặc các thực phẩm lạnh sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, khiến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể kém hơn.

Trường hợp nên ăn yến chưng lạnh

Trừ các trường hợp đã đề cập như phụ nữ mang thai, người già, người mới ốm dậy, người hệ tiêu hóa không ổn định… không nên sử dụng yến sào lạnh thì tất cả những trường hợp còn lại, tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn ăn yến khi còn nóng hoặc ướp lạnh để dùng đều được. Việc sử dụng yến sào còn ấm hay đã được ướp lạnh không quá quan trọng khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức khỏe tốt. Bởi lẽ lúc này, khả năng hấp thu dưỡng chất của chúng ta rất tốt, việc dùng yến ở dạng nào thì cũng mang đến hiệu quả cho người sử dụng.

Yến chưng ăn nóng hay ăn lạnh
Yến chưng ăn nóng hay ăn lạnh đều được, không ảnh hưởng đến hiệu quả của thực phẩm này đối với sức khỏe

Ngoài ra, những trường hợp nên sử dụng yến sào được ướp lạnh bao gồm:

  • Thời tiết nắng nóng: Yến sào có thể là loại thực phẩm giải nhiệt mùa hè, làm dịu cơn nóng, thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng yến chưng được ướp lạnh vào mùa hè sẽ giúp bạn cảm giác thoải mái, sảng khoái hơn, từ đó ăn uống ngon miệng, có trạng thái tinh thần tốt nhất để học tập, làm việc.
  • Phụ nữ muốn cải thiện sức khỏe làn da: Việc sử dụng yến sào được ướp lạnh có thể giúp bạn làm mát cơ thể, kích thích vị giác, giúp món yến trở nên thanh mát, hấp dẫn hơn, đồng thời cũng có tác dụng tốt hơn trong việc ngăn ngừa lão hóa, duy trì sự trẻ trung, tươi sáng của da và hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

Tham khảo: 6 công dụng tuyệt vời của yến sào với làn da phụ nữ bạn nên biết

Như vậy, hẳn với những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc yến sào nên ăn nóng hay ăn lạnh tốt hơn của mình. Tùy vào thể trạng, tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa mà chúng ta chọn cách sử dụng yến sào phù hợp. Thực tế, yến sào dùng khi nóng hoặc lạnh cũng đều tốt cho sức khỏe cả, bạn không cần quá bận tâm về vấn đề này.

Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng yến sào

Với thắc mắc yến sào nên ăn nóng hay lạnh, câu trả lời được các chuyên gia đưa ra là chúng ta có thể ăn yến khi còn ấm hoặc ướp lạnh để ăn đều được. Sử dụng yến ở dạng nào cũng đều rất ổn, không hề ảnh hưởng đến hiệu quả mà loại thực phẩm này mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng yến, để yến sào phát huy tối đa tác dụng, bạn cần nắm được thời điểm ăn yến tốt nhất.

Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, yến không phải là thuốc, càng không phải là tiên dược, thần dược mà chỉ đơn thuần là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất. Hơn nữa, loại thực phẩm này chỉ nên sử dụng ở dạng thực phẩm bổ sung, không thể dùng thay thế trong các bữa chính. Người ăn yến cần nắm được thời điểm dùng yến phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tránh gây lãng phí.

Được biết, thời gian thích hợp nhất để chúng ta ăn yến chưng là trước khi đi ngủ 30 – 45 phút. Thời điểm này cơ thể sẽ hấp thu các dưỡng chất tốt nhất. Đây cũng là thời điểm nên cho trẻ em ăn yến sào, lý do là sau khi ngủ sâu, cơ thể bé sẽ tiết ra hormone tăng trưởng (GH), có tác dụng làm dày và dài xương, có tác dụng quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao của bé. Lúc này cơ thể sẽ tận dụng tối đa các dưỡng chất trong cơ thể để giúp phát triển cơ thể tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn yến trước khi ăn sáng 30 – 45 phút, ngay khi bụng đói. Lúc này, bụng đang rỗng nên hiệu quả hấp thu dưỡng chất cũng rất tốt. Việc ăn yến lúc này hoàn toàn sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng bữa sáng của bạn. Bên cạnh đó, yến sào cũng có thể được sử dụng như một bữa phụ giữa các bữa ăn chính. Tuyệt đối không ăn yến ngay trước bữa chính để tránh đầy bụng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Không ăn yến ngay sau khi mới ăn cơm xong, vì lúc này bụng đã no, hệ tiêu hóa đã quá tải, không thể hấp thu tốt các dưỡng chất trong yến, dễ gây lãng phí.

Cách chế biến và sử dụng yến sào tốt nhất cho sức khỏe

Yến sào chứa rất nhiều dưỡng chất, nếu chế biến và sử dụng không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ gây ra tình trạng lãng phí, khiến yến sào không thể mang lại hiệu quả cho người sử dụng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chế biến và sử dụng yến sào sao cho tốt, có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Về cách chế biến yến sào

  • Có nhiều cách chế biến yến sào, trong đó chưng yến được đánh giá là phương pháp tốt nhất, có thể giúp giữ được trọn vẹn dưỡng chất, hương vị của loại thực phẩm này
  • Yến có thể chưng cùng nhiều nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ, câu kỷ tử, long nhãn, lá dứa, bí đỏ, nước dừa, đông trùng hạ thảo, saffron… Tùy vào loại nguyên liệu mà bạn có cách sơ chế phù hợp, tốt nhất nên làm chín nguyên liệu trước khi chưng cùng yến
  • Trong quá trình chưng yến, nên ngâm yến trong thời gian thích hợp, cần đậy nắp khi chưng và chỉ chưng yến ở nhiệt độ dưới 100 độ C. Không chưng yến ở nhiệt độ cao để tránh yến bị mất chất.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chưng yến sào ngon đúng cách tại nhà

Về liều lượng sử dụng yến sào

Tùy vào độ tuổi mà chúng ta ăn yến với liều lượng thích hợp, không ăn quá nhiều yến cùng lúc, không chưng quá ít yến sẽ không có hiệu quả. Liều lượng sử dụng yến như sau:

  • Với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Dùng 0.5 – 1g yến/lần, ăn 2 – 3 lần/tuần là tốt nhất
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Ăn 1 – 2g yến/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần
  • Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Ăn 2 – 3g yến/lần, dùng cách ngày
  • Trẻ trên 10 tuổi và người lớn: Ăn 3 – 5g yến/lần, dùng cách ngày hoặc mỗi ngày đều được.

Với yến sào, nên dùng cách ngày, đều đặn mỗi tuần, phải sử dụng yến sào ít nhất 2 – 3 tháng thì mới thấy sức khỏe được cải thiện. Việc ăn yến quá nhiều, quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể không hấp thu tốt dưỡng chất trong yến, dễ gây lãng phí, tốn kém.

Lưu ý: Hướng dẫn chi tiết liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em đúng, đủ và tốt nhất

Về cách bảo quản yến chưng

Với yến chưa chế biến, tức là các loại như tổ yến thô, yến rút lông nguyên tổ, bạn chỉ cần cho vào hộp kín, đậy nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời là được. Với yến tươi, nếu nhiều thì bạn chia nhỏ cho vào các túi zip, mỗi lần dùng lấy một túi đặt xuống ngăn mát tủ lạnh, đợi rã đông thì đem chưng.

Riêng với tổ yến đã chưng, nếu không sử dụng hết, bạn có thể cho vào hộp kín, chai/hũ thủy tinh có nắp đậy, đậy kín nắp, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Yến đã chưng tùy vào nguyên liệu sử dụng mà có thời gian bảo quản phù hợp. Tuy nhiên, thời gian sử dụng tốt nhất là không quá 7 ngày, nên dùng càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc yến sào nên ăn nóng hay lạnh tốt hơn. Yến sào rất dễ bị làm giả do có giá bán cao, nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua yến sào ở đâu uy tín, chất lượng thì có thể tham khảo ngay các sản phẩm của Yến sào Vietfarm.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 13:28 - 14/08/2023 - Cập nhật lúc:09:16 sáng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút