Ai Không Nên Ăn Yến Sào? Cách Sử Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho trẻ em, người già, người mới ốm dậy sức khỏe suy nhược, phụ nữ mang thai… Sử dụng yến sào đúng cách giúp mang lại hiệu quả đáng kể trong việc tăng cường, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chúng ta không nên sử dụng yến sào. Vậy những ai không nên ăn yến sào? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Những ai không nên ăn yến sào?
Yến sào có thể dùng được cho rất nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người lao động trí óc, lao động thể chất nặng nhọc, bệnh nhân ung thư, nam giới chức năng sinh lý suy giảm…
Tuy nhiên, không phải ai, đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Trả lời thắc mắc những ai không nên ăn yến sào, các chuyên gia của Yến sào Vietfarm cho biết, những đối tượng không nên ăn yến bao gồm:
Người đang bị sốt cao
Người bị cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, sốt cao không giảm hoặc có dấu hiệu bị sốt, thân nhiệt tăng cao thì không nên sử dụng yến sào. Yến sào là loại thực phẩm đặc biệt giàu protein, việc sử dụng các thực phẩm có hàm lượng protein cao khi đang bị sốt rất không tốt cho sức khỏe.
Chúng ta biết rằng, người bị sốt cần được hạ nhiệt, làm mát cơ thể. Trong khi đó, sử dụng các thực phẩm có hàm lượng đạm cao sẽ khiến thân nhiệt của chúng ta gia tăng do cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng cho việc tiêu hóa, hấp thụ những dưỡng chất có trong các loại thực phẩm này. Hiệu ứng nhiệt của protein được khẳng định là cao hơn lượng nhiệt khi tiêu hóa carbohydrate và chất béo.
Hơn nữa, lúc này, cơ thể cần nhiều năng lượng để hạ nhiệt, chống chọi với sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Đây là lý do mà đối với những người đang bị sốt, bị ốm, người bệnh nên ăn nhẹ, sử dụng các thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hơn là những thực phẩm chứa nhiều đạm, nhiều dưỡng chất.
Người bị viêm nhiễm cấp tính
Yến sào cũng không phải là thực phẩm phù hợp với những người đang gặp các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính như viêm gan vàng da, viêm ngoài da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản cấp tính… Những trường hợp viêm nhiễm cấp tính thường có dấu hiệu sốt, do đó, chỉ khi cơ thể không mắc những bệnh lý này thì bạn mới nên sử dụng yến sào. Hơn nữa:
- Người bị viêm da có cơ địa dễ dị ứng, việc sử dụng các thực phẩm chứa nhiều protein như yến sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Người bị viêm phế quản cấp tính có kèm theo sốt, do đó, người bệnh nên đợi sức khỏe ổn định, không còn sốt, tăng thân nhiệt nữa thì mới nên sử dụng yến sào.
Người tỳ vị hư hàn
Theo y học cổ truyền, yến sào là thực phẩm không nên sử dụng cho người tỳ vị hư hàn. Có thể hiểu, tỳ vị hư hàn tức là tỳ vị yếu, lạnh với tình trạng lá lách, dạ dày đều hư, bị lạnh, dẫn đến các triệu chứng điển hình như bụng kêu óc ách, trung tiện nhiều, khó tiêu, đầy bụng, bụng sình hơi, đau râm ran ở bụng, có thể kèm theo tiêu chảy khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ…
Tình trạng này thường có liên quan đến các yếu tố như nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia, hay sử dụng thức ăn sống, đồ lạnh, chế độ ăn uống không đều độ.
Như đã đề cập, người bị tỳ vị hư hàn thì lá lách, dạ dày đều bị lạnh, có tính hàn. Trong khi đó, yến sào là thực phẩm tính bình thiên hàn, không thích hợp sử dụng các thực phẩm tính hàn, mát. Lý do là khi gặp phải tình trạng này, việc dùng các thực phẩm tính hàn chỉ khiến cho tỳ vị dễ tổn thương hơn mà thôi, làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Ăn Yến Được Không? Điều Bạn Cần Biết
Một số trường hợp khác
- Trẻ em dưới 7 tháng tuổi: Chỉ dùng yến sào cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, ở độ tuổi này, trẻ đang làm quen với việc ăn dặm, hệ tiêu hóa cũng bắt đầu ổn định hơn. Trong khi đó, trẻ dưới 7 tuổi chỉ mới bước đầu tập ăn dặm, cơ thể bé chưa sẵn sàng để sử dụng các thực phẩm giàu dưỡng chất như yến sào.
- Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng: Yến sào rất tốt để bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho bà bầu, có thể giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, vì yến sào thiên tính hàn, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính hàn để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của thai nhi trong tử cung. Vì vậy, ở 3 tháng đầu, bạn không nên sử dụng yến sào. Cũng có nhiều thông tin cho rằng sử dụng yến sào ở 3 tháng đầu có thể khiến bé sinh ra dễ bị hen suyễn, tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được xác minh, không hề có căn cứ.
- Người bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu: Trong trường hợp bạn đang bị đầy bụng, chướng bụng, ăn uống không tiêu, bạn không nên sử dụng yến sào vào lúc này. Lý do là hệ tiêu hóa của chúng ta không ổn định, không thể hấp thu được tối đa các dưỡng chất có trong yến. Ăn yến có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời còn có thể gây lãng phí.
- Phụ nữ mới sinh: Chúng ta thường có xu hướng sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, khi vừa mới sinh con, không nên cho mẹ bỉm dùng yến sào ngay vì rất không tốt cho sự hồi phục của tử cung. Chỉ nên dùng yến sau khi sinh 1 tháng là tốt nhất vì lúc này hệ tiêu hóa của mẹ đã ổn định. Hơn nữa, việc dùng yến khi mới sinh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều hơn.
- Người bị ho nhiều, đờm trong và loãng: Yến sào có tác dụng long đờm, bổ phế, định suyễn, tốt cho người bị ho, đờm nhiều. Thế nhưng, nếu bạn đang gặp phải hiện tượng ho nhiều, có đờm nhưng đờm trong và loãng thì không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Cách sử dụng yến sào tốt cho sức khỏe
Có thể thấy, không phải lúc nào yến sào cũng tốt và nên sử dụng để chăm sóc, bồi bổ sức khỏe. Có rất nhiều trường hợp khi sức khỏe không ổn định, chúng ta không nên sử dụng loại thực phẩm này để tránh khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Sau đây là một số cách sử dụng yến sào tốt mà bạn nên biết:
- Cách chế biến yến sào: Yến sào có thể được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, tốt cho sức khỏe như cháo yến, súp yến, chè yến… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chưng yến là cách chế biến yến sào tốt nhất, có thể giúp món ăn này có hương vị đặc trưng mà lại giữ được trọn vẹn các dưỡng chất có trong yến.
- Đốii tượng sử dụng yến: Yến sào có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, thực phẩm này có thể dùng được cho bệnh nhân ung thư, người mắc bệnh tiểu đường (cần chế biến đúng cách), người già cần bồi bổ sức khỏe, trẻ em sức đề kháng kém, biếng ăn; người sức khỏe suy nhược mới ốm dậy, người lao động nặng nhọc, vất vả…
- Cách sử dụng yến sào: Yến sào là thực phẩm, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chúng ta nên dùng yến sào với liều lượng thích hợp, đều đặn mỗi tuần ít nhất 2 – 3 tháng thì mới thấy sức khỏe được cải thiện. Không nên chỉ dùng yến lúc bị bệnh, hay chỉ sử dụng trong thời gian ngắn rồi thôi, dùng quá nhiều một lần sẽ không thấy hiệu quả cũng không tốt cho sức khỏe.
- Liều lượng sử dụng yến: Tùy vào độ tuổi mà chúng ta dùng yến với liều lượng thích hợp. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi nên dùng 1 – 2g yến/lần; trẻ từ 3 – 10 tuổi nên dùng 2 – 3g yến/lần; trẻ trên 10 tuổi và người lớn dùng 3 – 5g yến/lần. Yến sào nên sử dụng cách ngày, khoảng 2 – 3 lần/tuần là tốt nhất, không nên dùng quá thường xuyên hoặc quá nhiều yến một lần.
- Thời điểm ăn yến sào: Yến sào không phải ăn lúc nào cũng tốt, thời điểm thích hợp để ăn yến là trước khi đi ngủ 30 – 45 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm này trước khi ăn sáng 30 – 45 phút khi bụng đói hoặc giữa các bữa ăn chính.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc ai không nên dùng yến sào mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua yến ở đâu uy tín, chất lượng thì có thể tham khảo các sản phẩm của Yến sào Vietfarm. Đây là địa chỉ cung cấp yến sào chính gốc Nha Trang Khánh Hòa cao cấp, được đánh giá cao về chất lượng, được nhiều người biết đến và tin tưởng lựa chọn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ Em Ăn Yến Có Tốt Không? Cách Sử Dụng An Toàn, Hiệu Quả
- Người cao huyết áp có uống được nước yến không? Giải đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!