Cách Nấu Chè Yến Đậu Xanh Đơn Giản Tại Nhà
Món chè yến kết hợp đậu xanh được nhiều người lựa chọn bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe. Để đảm bảo món ăn thơm ngon hấp dẫn và giữ được trọn vẹn tinh chất nhất, Yến Sào Vietfarm sẽ hướng dẫn chi tiết cách nấu chè yến đậu xanh trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách nấu chè yến đậu xanh
Cách nấu chè tổ yến đậu xanh rất đơn giản, chỉ cần tiến hành theo các bước như sau:
Chuẩn bị | Chế biến | Dành cho | Độ khó |
4 tiếng | 50 phút | 3 – 4 người | Dễ |
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu | Số lượng |
Tổ yến tinh chế | 10g |
Đậu xanh | 150g |
Gừng tươi | 2 – 3 lát |
Đường phèn | Tùy khẩu vị |
Nha đam | 50g |
Phổ tai | 50g |
Sơ chế
- Tổ yến: Ngâm nước lạnh cho nở mềm rồi vớt ra để ráo.
- Đậu xanh: Rửa sạch, ngâm 3 – 4 tiếng cho mềm.
- Nha đam: Gọt vỏ xanh, ngâm phần thịt nha đam với nước muối loãng, sau đó cắt hình hạt lựu.
- Phổ tai: Rửa sạch và để ráo nước.
Chế biến
- Bước 1: Đun sôi nước, thêm đậu xanh và đường phèn vào ninh trong 20 phút cho mềm.
- Bước 2: Rót đậu xanh và nước vào thố, thêm yến sào, nha đam và phổ tai rồi đậy nắp.
- Bước 3: Cho 3 – 4 lát gừng vào thố, đậy nắp rồi chưng cách thủy 30 phút.
Thực hiện theo công thức tôi chia sẻ, bạn sẽ thành công nấu món chè yến đậu xanh với hương thơm dịu nhẹ, khi ăn sẽ cảm nhận được yến sào sần sật, nha đam cùng phổ tai, kết hợp bụi ngậy của đậu xanh.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Tổ Yến Táo Đỏ Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
Đối tượng nên và không nên dùng chè yến đậu xanh
Những đối tượng nên và không nên bổ sung món chè yến đậu xanh vào thực đơn dinh dưỡng được Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – chuyên gia Yến Sào Vietfarm thống kê chi tiết như sau:
Người nên ăn chè yến đậu xanh:
- Những người suy nhược cơ thể, bị nóng trong.
- Người cao tuổi cần bồi bổ.
- Phụ nữ bước sang tháng thai kỳ thứ 4.
- Người mới ốm dậy, mới phẫu thuật cần bồi bổ cơ thể.
Người không nên ăn chè yến đậu xanh:
- Trẻ em nhỏ (dưới 1 tuổi) không nên ăn chè yến đậu xanh.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
- Những người bị bệnh viêm: Viêm da, viêm phổi, viêm tiết niệu,…
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chướng bụng, tức bụng.
Trên thực tế, món chè yến đậu xanh bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn. Vậy nên, cần xác định bản thân thuộc nhóm đối tượng nào để bổ sung món ăn hợp lý, tốt cho sức khỏe. Nhưng chú ý, những ai được khuyến khích ăn chè yến đậu xanh cũng chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần.
Lưu ý khi chế biến món chè yến đậu xanh
Dưới đây, Yến Sào Vietfarm đưa ra một số lưu ý quan trọng khi áp dụng cách nấu chè yến đậu xanh:
- Có thể bổ sung thêm nguyên liệu khác vào món chè theo sở thích của mình.
- Ngâm đỗ xanh qua đêm để hạt đỗ khi nấu sẽ mềm và bùi hơn.
- Sau khi cho yến sào vào chưng, cần vặn nhỏ bếp để tránh dưỡng chất trong tổ tiến bay hơi, biến chất.
- Người bị chân tay lạnh cần thêm gừng tươi vào món chè để tránh gây đau bụng.
- Ngoài kết hợp với đậu xanh, bạn có thể nấu nhiều món chè yến cùng những nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ, đông trùng hạ thảo,…
- Các món chè yến sào có thể dùng cả khi còn nóng và khi còn lạnh mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng.
- Mua nguyên liệu nấu chè yến tại những đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng tốt.
Tổ yến kết hợp đậu xanh tạo nên một món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhung bạn cần lưu ý áp dụng đúng theo cách nấu chè yến đậu xanh đã được hướng dẫn và lưu ý quan trọng trong quá trình thưởng thức để món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Cùng Vietfarm Tìm Hiểu Cách Nấu Chè Tổ Yến Hạt Sen
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!