6 Công Dụng Của Yến Sào Với Phổi Và Cách Sử Dụng

Yến sào được đánh giá là một trong những loại thực phẩm đặc biệt tốt cho phổi, có thể bổ phế, làm sạch hô hấp, cải thiện các triệu chứng như ho, hen suyễn, khó thở, tim đập nhanh… Loại thực phẩm này không chỉ giúp phổi hoạt động tốt hơn mà còn có thể phòng ngừa tốt các bệnh về hô hấp, đặc biệt là bệnh về phổi. Sau đây là 6 công dụng của yến sào với phổi được đánh giá cao mà bạn có thể tham khảo.

1. Hỗ trợ làm sạch phổi

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, đờm nhầy trong phổi là triệu chứng thường gặp trong các bệnh phổi mạn tính như COPD, xơ nang, giãn phế quản, bệnh phổi NTM hoặc hen suyễn. Khi đờm tích tụ trong đường thở quá nhiều sẽ khiến cho việc thở khó khăn hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tổn hại đến phổi.

Yến sào được đánh giá cao về hiệu quả đối với sức khỏe của phổi
Yến sào được đánh giá cao về hiệu quả đối với sức khỏe của phổi

Trong yến sào có chứa 2.44% Cysteine. Cysteine hoạt động như chất chống oxy hóa, làm loãng đờm nhầy trong đường hô hấp và tăng mức glutathione. Qua đó cải thiện hệ hô hấp và các triệu chứng như khò khè, ho.

2. Phục hồi các tổn thương ở phổi

Yến sào có chứa 1.8 – 6.8 % phenylalanine có tác dụng giảm đau, tác động trực tiếp đến não bộ, giúp phục hồi các tổn thương trên cơ thể. Chứa 1.9 – 11.1 % valine giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ hình thành tế bào mới. Chứa 2.8 – 10.0 % acid aspartic có tác dụng tái tạo mô tế bào, hỗ trợ làm lành các tổn thương, thúc đẩy hồi phục sức khỏe.

Sử dụng yến sào đúng cách sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cải thiện miễn dịch, từ đó thúc đẩy phổi hồi phục tốt hơn sau tổn thương. Đây cũng chính là lý do mà loại thực phẩm này ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi cho người từng mắc covid-19 với tình trạng tổn thương phổi nghiêm trọng cần hồi phục.

3. Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi

Không chỉ có tác dụng hỗ trợ phục hồi các tổn thương tại phổi, yến sào còn giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ phổi. Yến sào có chứa 8.6% N-acetylneuraminic acid, có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ phổi, đẩy lùi các vi khuẩn, virus gây hại, tấn công gây bệnh cho cơ thể.

Chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như selen giúp chống oxy hóa, chống nhiễm phóng xạ, từ đó cung cấp dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thực phẩm này cũng chứa 0.6 – 4.7 % alanine có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách thúc đẩy sản xuất kháng thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và acid, cung cấp năng lượng cho não, hệ thần kinh và mô cơ.

4. Làm chậm quá trình lão hóa của cơ quan hô hấp

Một trong những công dụng của yến sào với phổi không thể bỏ qua chính là khả năng hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình lão hóa ở phổi. Theo thông tin từ Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, lượng không khí tối đa mà phổi của bạn có thể chứa – tổng dung tích phổi – là khoảng sáu lít. Khi bạn 35 tuổi, việc suy giảm chức năng phổi do tuổi tác bắt đầu diễn ra và hơi thở từ từ trở nên khó khăn hơn theo thời gian.

Yến sào có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa như 2.44% Cystine, 1.4 – 3.5 % lysine, selen, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại, từ đó ngăn ngừa, làm chậm quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có phổi và hệ hô hấp.

Xem thêm: 9 Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Già Có Thể Bạn Chưa Biết

5. Hỗ trợ trị ho, trị hen suyễn

Như đã đề cập, trong các tài liệu y học cổ truyền, yến sào có tác dụng trị ho có đờm, ho ra máu, hen suyễn. Thường được sử dụng để tăng cường đề kháng cho phổi, hỗ trợ nâng cao sức khỏe và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân hen suyễn. Hen suyễn là bệnh về hô hấp mãn tính, khiến lớp niêm mạc của ống phế quản bị sưng lên và viêm nhiễm, gây co thắt, làm hẹp đường dẫn khí và giảm lượng không khí ra vào phổi.

Theo Đông y, yến sào có thể trị ho có đờm, ho ra máu, hen suyễn
Theo Đông y, yến sào có thể trị ho có đờm, ho ra máu, hen suyễn

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng hen suyễn. Do yến sào có thể tăng cường đề kháng, thanh lọc phổi, làm sạch hệ hô hấp nên cũng sẽ có hiệu quả tốt trong việc giảm ho, tiêu đờm, cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn như đau tức nặng ngực, ho dai dẳng, thở khò khè, dễ bị dị ứng…

6. Ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp

Thường xuyên sử dụng yến sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa đáng kể các bệnh lý về hô hấp. Trong yến có chứa 2.0 – 10.1 % tyrosine, đây là loại acid amin rất cần thiết cho sức khỏe, có thể tăng cường khả năng lọc không khí, bảo vệ hệ hô hấp trước các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như hóa chất, bụi bẩn, vi khuẩn, khói thuốc lá. Đây là loại thực phẩm rất tốt để sử dụng trong những thời điểm chuyển mùa dễ bị bệnh truyền nhiễm.

Bị viêm phổi có sử dụng yến sào được không?

Người bị viêm phổi có thể sử dụng yến sào, một loại thực phẩm có công dụng tốt cho hệ hô hấp. Tuy nhiên, với những người bị viêm phổi, khi sử dụng yến sào, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu kèm theo chướng bụng, đầy bụng ăn uống không tiêu thì không nên sử dụng loại thực phẩm này. Sử dụng yến sào lúc này có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến người bệnh có xu hướng sốt nhiều hơn khi bị viêm phổi, tiêu hóa kém mà ăn yến sào.
  • Không sử dụng yến sào nếu bạn bị viêm phổi kèm theo sốt, cảm mạo, nhức đầu, ho nhiều đờm loãng và trong.

Cách sử dụng yến sào cho phổi

Để tăng cường, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ thúc đẩy hồi phục phổi sau tổn thương cũng như tăng cường hoạt động của hệ hô hấp, chúng ta nên biết cách sử dụng yến sào đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng. Không phải cứ ăn yến càng nhiều, càng thường xuyên sẽ càng tốt. Sau đây là cách sử dụng yến sào tốt cho phổi mà bạn có thể tham khảo:

Về liều lượng sử dụng

Để yến sào mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phổi, chúng ta cần sử dụng yến đúng liều lượng. Liều lượng dùng yến tốt nhất như sau:

Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi: dùng 1 – 2g yến/lần, mỗi tuần dùng 2 – 3 lần nhằm phòng ngừa viêm phổi và các bệnh lý về hô hấp.

Đối với trẻ từ 3 – 10 tuổi: dùng 2 – 3g yến/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần là tốt nhất.

Trẻ từ trên 10 tuổi và người lớn: dùng 3 – 5g yến/lần, 2 – 3 lần/tuần để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ hồi phục phổi.

Đối với người bị ảnh hưởng bởi chức năng phổi:

  • 1 tháng đầu: cần sử dụng yến hằng ngày để lấy lại sự ổn định của phổi.
  • Giai đoạn 2 – 3 tháng sau: sử dụng cách ngày, không liên tục, vì lúc này chức năng phổi đã được lấy lại sự cân bằng, sử dụng yến một cách liên tục sẽ làm dư lượng chất dinh dưỡng, làm đào thải ra ngoài dẫn đến lãng phí.
  • Sau 6 tháng: sử dụng 2 – 3 lần/ tuần để duy trì tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Về thời điểm sử dụng

Ngoài việc chú ý đến liều lượng, chúng ta cũng cần quan tâm đến thời điểm sử dụng loại thực phẩm này. Các món ăn từ yến như cháo yến có thể sử dụng vào buổi sáng hoặc tối. Tuy nhiên, những món như chè yến, súp yến, đặc biệt là yến chưng thì nên được ăn trước khi đi ngủ 30 – 45 phút, trước bữa ăn sáng 45 phút hoặc giữa các bữa ăn chính.

Cần lưu ý một số vấn đề về thời điểm sử dụng sau đây:

  • Tuyệt đối không nên ăn yến sào ngay trước bữa ăn chính
  • Không ăn yến ngay sau khi mới ăn no vì sẽ khiến cơ thể không hấp thu được tối đa các dưỡng chất
  • Không ăn yến ngay trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, khiến bạn rơi vào tình trạng khó ngủ do dạ dày phải hoạt động nhiều.

Về cách chế biến yến sào tốt cho phổi

Yến sào là thực phẩm dễ chế biến và tiện lợi. Để giữ nguyên hương vị và dưỡng chất, bạn cần tuân theo một số bước đơn giản khi chế biến:

  • Chế biến yến sào ở dạng chưng cách thủy hoặc sử dụng nồi chuyên dụng để đảm bảo giữ được tác dụng tốt nhất cho phổi.
  • Một số món yến chưng tốt cho sức khỏe như yến chưng hạt sen, yến chưng đường phèn, yến chưng lê, yến chưng đông trùng hạ thảo, yến chưng nhân sâm, yến chưng táo đỏ, yến chưng saffron có thể hỗ trợ hồi phục phổi và ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp.
  • Chưng yến ở nhiệt độ 80 – 90 độ C, tránh chưng ở nhiệt độ cao để không làm mất dưỡng chất quan trọng.
  • Đậy nắp khi chưng, ngâm yến cho đến khi nở trước khi bắt đầu quá trình chưng. Thời gian chưng từ 20 – 40 phút tùy theo khẩu vị, tránh ngâm và chưng quá lâu để giữ được hương vị tốt nhất của yến.

Tham khảo: 11 Cách Chế Biến Tổ Yến Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Yến chưng lê là món ăn đặc biệt tốt cho người bị ho, gặp vấn đề về hô hấp
Yến chưng lê là món ăn đặc biệt tốt cho người bị ho, gặp vấn đề về hô hấp

Lưu ý trước khi sử dụng yến sào cho phổi

Để đảm bảo yến sào có thể phát huy tối hiệu quả đối với sức khỏe, không gây hại cho người sử dụng, trong quá trình chọn mua và dùng yến, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Yến sào không phù hợp cho người viêm phế quản, ho nhiều đờm, dương hư, nước tiểu trong, tỳ vị hư hàn, cảm mạo, sốt nhức đầu, phong hàn, phong nhiệt.
  • Yến sào chỉ là thực phẩm, không phải là thuốc. Không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Gặp bác sĩ nếu có vấn đề về phổi hoặc hệ hô hấp.
  • Chọn mua yến sào ở địa chỉ uy tín như Yến sào Vietfarm để đảm bảo chất lượng. tránh tình trạng làm giả.
  • Sử dụng yến sào đều đặn trong 2 – 3 tháng để phát huy tác dụng.

Có thể thấy, công dụng của yến sào với phổi là rất nhiều, không chỉ có thể tăng cường đề kháng, bảo vệ, hỗ trợ phục hồi phổi mà còn có thể ngăn ngừa bệnh lý về hô hấp và làm chậm quá trình thoái hóa do tuổi tác của cơ quan này. Hy vọng những thông tin mà Yến sào Vietfarm cung cấp sẽ giúp bạn hiểu và có cách sử dụng yến sào phù hợp, tốt cho sức khỏe của mình.

Nguồn tham khảo:

  1. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/fft2.146
  2. https://www.allthingshealth.com/en-my/wellness-and-nutrition/health-supplement/birds-nest/
  3. https://www.allthingshealth.com/en-us/natural-products/healing-foods/birds-nest/
  4. https://suckhoedoisong.vn/7-mon-an-thuoc-tot-cho-nguoi-benh-lao-phoi-169210803150439959.htm

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:06 - 09/09/2023 - Cập nhật lúc:02:26 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút