11 Công Dụng Của Yến Sào Đối Với Người Bệnh

5/5 - (2 bình chọn)

Yến sào được ví là “vị thuốc tự nhiên” giúp hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Cụ thể về 11 công dụng của yến sào đối với người bệnh được Yến Sào Vietfarm phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tăng đề kháng cho người mới khỏi ốm

Người mới ốm dậy còn yếu, mệt mỏi, giảm sức lực. Đây cũng là thời điểm vi khuẩn và virus dễ tái xâm nhập, tấn công gây bệnh. Để cơ thể mau phục hồi, Ths.Bs Đỗ Thanh Hà khuyến nghị bổ sung các món ăn từ yến sào.

Bởi trong yến sào chứa đến 42 – 63 % protein – hoạt chất chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời chất đạm cũng tham gia quá trình thúc đẩy xây dựng tế bào và mô, tăng cường chức năng trao đổi chất. Nhờ đó, cơ thể nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh.

Ngoài ra, trong yến còn có các hoạt chất như Lysine (chiếm 1.4 – 3.5%), Acid aspartic (chiếm 2.8 – 10.0 %), Alanine (0.6 – 4.7%), Axit Glutamic (2.9 – 7.0%), N-Acetylneuraminic acid (8.6%). Các hoạt chất này đều có tác dụng tăng cường đề kháng, thúc đẩy phục hồi mô cơ, mô da cho người bệnh.

cong dung cua yen sao doi voi nguoi benh
Yến sào giúp tăng đề kháng cho người mới khỏi ốm

2. Thúc đẩy phục hồi cho người mới phẫu thuật

Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cần đảm bảo yêu cầu khắt khe về dinh dưỡng để giúp người bệnh mau hồi phục và tránh biến chứng hậu phẫu thuật. Nhờ sở hữu nhiều vitamin, khoáng chất cùng hơn 18 loại acid amin có lợi, yến sào là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được khuyên dùng. Đặc biệt, tác dụng này được phát huy hiệu quả nhờ những hoạt chất dưới đây:

  • Glycine chiếm 1.2 – 5.9% trong yến sào, có tác dụng giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng vết phẫu thuật.
  • Proline chiếm khoảng 2.0 – 3.5% thành phần yến sào, có tác dụng thúc đẩy phục hồi tổn thương da, hiệu quả làm lành vết mổ nhanh chóng.
  • Acid aspartic (2.8 – 10.0%) và Phenylalanine (1.8 – 6.8%) trong yến, giúp tăng trưởng phát triển mô, cơ, da và tế bào, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư

Công dụng của yến sào đối với người bệnh ung thư được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá rất cao. Hoạt chất N-Acetylneuraminic acid hay còn được gọi là Axit sialic chiếm 8.6% trong thành phần yến sào có tác dụng phục hồi cơ thể sau khi nhiễm xạ hoặc tổn thương hồng cầu. Yến sào còn chứa 2.8 – 10.0% Acid aspartic, hoạt chất có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng mô tế bào mới thay thế tế bào tổn thương. Đặc biệt là 27.9% Fe(Sắt) trong yến sào có tác dụng tham gia sản sinh hồng cầu, tăng miễn dịch cho cơ thể.

Nghiên cứu từ các chuyên gia còn phát hiện trong tổ yến chứa khoảng 0.8% Methionine. Hoạt chất này có tác dụng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng hiệu quả.

Vậy nên, để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư, người bệnh cần bổ sung các món ăn từ yến sào.

4. Ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

Tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường đang ngày càng gia tăng cao, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, co giật, giảm thị lực mắt, chảy máu chân răng, ngứa da hoặc Alzheimer. Ngoài điều trị chuyên khoa, người bệnh nên sử dụng yến sào nhằm ổn định đường huyết.

Trong yến sào có 1.4 – 3.5% Lysine, 0.6 – 4.7% Alanine và 1.2 – 10.7% Isoleucine. Các hoạt chất này có tác dụng điều tiết đường huyết trong máu ổn định và tăng cường đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường.

5. Tốt cho người bệnh xương khớp

Đối với những người bị bệnh xương khớp, dùng các món từ yến sào giúp bổ sung nhiều hoạt chất tốt giúp thúc đẩy tốc độ trị bệnh. Thầy thuốc ưu tú, BsCKII Nguyễn Thị Nhuần phân tích cụ thể về tác động của các chất trong yến sào đối với xương khớp như sau:

  • Proline (2.0 – 3.5%) có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng đau khớp, củng cố sụn khớp, tăng mật độ xương và duy trì cơ bắp. Nhờ đó, thúc đẩy phục hồi sau chấn thương gãy xương, ngăn ngừa thoái hóa, loãng xương,… hiệu quả.
  • Histidine (1.0 – 3.3%) giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, giảm đau và sưng tấy tại các khớp gối, khớp ngón chân, khớp ngón tay.
  • Glycine (1.2 – 5.9%) được đánh giá cao với tác dụng duy trì độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa mất xương, thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm.
  • Alanine (0.6 – 4.7%) tham gia vào quá trình xây dựng và duy trì hệ cơ, đồng thời kích thích tăng sinh mô sụn và chất nhờn dịch khớp, giúp người bệnh di chuyển linh hoạt hơn.
  • N-Acetylglucosamine (5.3%) là hoạt chất quan trọng có khả năng thúc đẩy phục hồi sụn bao khớp, hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp.
cong dung cua yen sao doi voi nguoi benh
Tổ yến chứa các haotj chất tốt cho người bệnh xương khớp

6. Điều hòa huyết áp, ngừa xơ bệnh tim mạch

Một trong những công dụng của yến sào đối với người bệnh thường xuyên được nhắc tới là điều hòa huyết áp, ngừa xơ bệnh tim mạch. Theo số liệu nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới, các ca mắc bệnh tim mạch đang ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng.

Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh như tim đập nhanh, cao huyết áp, rối loạn huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ, Yến Sào Vietfarm khuyến nghị nên dùng yến sào đều đặn để cung cấp cho cơ thể các hoạt chất như:

  • Axit Glutamic: Hoạt chất này có khả năng kiểm soát chỉ số huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người dùng. Hiện trong yến sào có chứa từ 2.9 – 7.0% Axit Glutamic.
  • L-Arginine: Có tác dụng khai thông mạch máu, cải thiện lưu thông máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiện trong yến sào đang sở hữu khoảng 1.4 – 6.1% L-Arginine.
  • Glycine: Đây là hoạt chất có khả năng kiểm soát chỉ số huyết áp ổn định, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tim mạch. Tỷ lệ Glycine trong yến sào từ 1.2 – 5.9%.

7. Tăng cường chức năng gan

Theo nghiên cứu chuyên sâu từ các dược sĩ tại Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trong yến sào sở hữu những hoạt chất vô cùng tốt cho chức năng gan của người dùng, cụ thể như sau:

1.2 – 5.9% Glycine và 0.6 – 4.7% Alanine trong yến có tác dụng tăng cường khả năng lọc, đào thải độc tố của gan. Đồng thời, trong yến chứa 1.2 – 10.7% Isoleucine giúp giảm tích tụ chất béo trong gan, giúp phục hồi chức năng gan rõ rệt.

8. Tốt cho người bị bệnh thận

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà cho biết thành phần dinh dưỡng trong yến sào rất tốt cho người đang bị bệnh thận. Trong đó Histidine chiếm 1.0 – 3.3% thành phần yến có tác dụng điều hòa khí huyết, ngăn ngừa thiếu máu do thận lọc hoặc suy thận, 8.6% N-Acetylneuraminic acid trong yến có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, tăng cường chức năng lọc thận. Các hoạt chất này còn có tác dụng thúc đẩy đào thải độc tố trong máu, giảm áp dụng lên thận, nhờ đó thận nhanh chóng khỏe mạnh.

9. Ổn định tiêu hóa và cải thiện vị giác

Công dụng của yến sào đối với người bệnh tiếp theo là ổn định tiêu hóa, kích thích vị giác. Điều này có vai trò rất quan trọng, bởi việc lấy lại vị giác giúp người bệnh ăn ngon hơn, dễ dàng cung cấp dưỡng chất vào cơ thể. Hệ tiêu hóa ổn định giúp các hoạt chất được hấp thu, phát huy công dụng giúp tăng cường sức khỏe.

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà phân tích sự tác động của các thành phần trong yến sào đối với hệ tiêu hóa người bệnh như sau:

  • 2.0 – 3.5% Proline có tác dụng cải thiện sức khỏe hệ đường ruột, hỗ trợ điều trị chứng ruột rò rỉ.
  •  2.9 – 7.0% Axit Glutamic giúp thúc đẩy tiêu hóa, giúp dưỡng chất dễ dàng hấp thu vào cơ thể trong thời gian lý lượng.
  • 1.9 – 11.1% Valine kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh.

10. Tốt cho người hay bị bệnh hô hấp

Trong Y học cổ truyền ghi chép, yến sào có tính bình, vị ngọt, mang khả năng bổ vị và phế. Vậy nên, khi mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp nên sử dụng thực phẩm này để giảm triệu chứng bệnh.

Nghiên cứu y học hiện đại từ chuyên gia dinh dưỡng cũng đã chứng minh các khoáng chất trong tổ yến có tác dụng bổ phế, giảm ho, làm tan dịch đờm hiệu quả. Đặc biệt, hoạt chất Cysteine chiếm khoảng 2.44% trong yến sào có tác dụng chống lão hóa phổi, cải thiện khả năng hô hấp và giảm triệu chứng ho hen.

Vậy nên, sử dụng yến sào đúng cách, người bệnh sẽ cảm nhận được chức năng hô hấp được cải thiện rõ rệt, giảm thiểu khó thở, ho khan hoặc các bệnh về phổi khác.

cong dung cua yen sao doi voi nguoi benh
Các khoáng chất trong tổ yến có tác dụng bổ phế, giảm ho, làm tan dịch đờm

11. An thần, dễ ngủ

Giấc ngủ là thời điểm quan trọng để cơ thể phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, những người mới khỏi ốm hoặc những người đang trong quá trình điều trị bệnh thường gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, căng thẳng thần kinh. Tình trạng này được cải thiện tích cực nhờ một số hoạt chất trong yến sào như:

  • Các hoạt chất gồm Glycine (1.2 – 5.9%) và Tyrosine (2.0 – 10.1%) trong yến sào giúp giảm căng thẳng, lo âu và ổn định giấc ngủ.
  • Tryptophan (chiếm khoảng 0,02 – 0.08%) có trong thành phần tổ yến sào giúp điều trị chứng mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, điều hòa thần kinh giúp giảm căng thẳng, lo âu hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Serine (2.8 – 15.9%) có tác dụng tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, bệnh tâm thần phân liệt.

Liều lượng sử dụng yến sào bồi bổ sức khỏe người bệnh

Đối với người bệnh, chuyên gia khuyến nghị nên ăn từ 3 – 5g/lần, mỗi tuần dùng khoảng 2 – 3 lần. Không ăn yến sào quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất, không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cơ địa mỗi người đều có sự khác biệt. Vậy nên, người dùng cần tham khảo chi tiết ý kiến của bác sĩ để được giải đáp và hướng dẫn cách sử dụng phù hợp.

cong dung cua yen sao doi voi nguoi benh
Chuyên gia khuyến nghị nên ăn từ 3 – 5g/lần, mỗi tuần dùng khoảng 2 – 3 lần

Những loại bệnh không nên dùng tổ yến

Tuy tổ yến là thực phẩm đại bổ, nhưng không phải ai cũng dùng được thực phẩm này. Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tuyệt đối không sử dụng yến để tránh nguy hại cho sức khỏe.

  • Cảm, sốt, đau đầu: Trong giai đoạn mắc bệnh cảm, sốt và đau đầu, cơ thể phải đào thải lượng lớn độc tố khỏi cơ thể và cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, yến sào sở hữu thành phần dưỡng chất đa dạng, khiến cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng mới có thể hấp thụ. Điều này khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Đau bụng, lạnh bụng: Theo Y học cổ truyền, Yến sào có tính bình, vị ngọt, không tốt cho người đang nhiễm lạnh. Ngoài ra, người ốm cơ thể yếu cũng không đủ khả năng hấp thu được dưỡng chất trong yến, gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Bệnh ho đờm: Lúc này cơ thể đang suy nhược, các cơ quan trong cơ thể giảm chức năng, đặc biệt hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa và hấp thu được trọn vẹn các dưỡng chất này.
  • Bệnh viêm cấp tính: Bao gồm viêm da, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu. Các bệnh lý này khiến cơ thể yếu đi nhanh chóng, nếu phải tiêu hóa lượng lớn hoạt chất từ yến sào sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Lưu ý khi dùng yến bồi bổ người bệnh

Trong quá trình sử dụng yến sào, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Thời điểm ăn yến sào tốt nhất là là buổi sáng sớm, trước bữa trưa và bữa tối khoảng 35 – 40 phút hoặc trước khi đi ngủ khoảng 1 – 1.5 tiếng. Tuyệt đối không ăn yến sào khi no bụng vì lúc này cơ thể không hấp thu được thêm dưỡng chất, giảm thiểu tác dụng của yến sào.
  • Nếu đang sử dụng thuốc trị bệnh, cần sử dụng yến cách thời điểm uống thuốc 2 tiếng. Điều này nhằm tránh gây tương tác giữa các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả trị bệnh.

Bài viết phân tích chi tiết 11 công dụng của yến sào đối với người bệnh. Ngoài ra, yến sào cũng thuộc danh sách thực phẩm cấm kỵ của một số đối tượng. Vậy nên, trước khi sử dụng thực phẩm này cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ những hướng dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo:

  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26273674/
  • https://www.healthline.com/nutrition/bird-nest-benefits-and-downsides#benefits
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8021867/
  • https://ap.fftc.org.tw/article/3087
Ngày đăng 9:00 - 21/12/2023 - Cập nhật lúc:03:50 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút