5 Cách Nấu Cháo Tổ Yến Cho Người Bệnh Nhanh Khỏe
Cháo tổ yến là món ăn giúp thúc đẩy phục hồi sức khỏe, thích hợp với người bệnh, người mới ốm dậy. Đặc biệt, khi được kết hợp với những nguyên liệu phù hợp, món ăn sẽ có hương vị thơm ngon hấp dẫn, kích thích khẩu vị, cảm giác thèm ăn hiệu quả. Dưới đây, chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm sẽ hướng dẫn chi tiết 5 cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh hồi phục nhanh chóng.
Hướng dẫn 5 cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh
Dưới đây, chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm sẽ hướng dẫn chi tiết 5+ cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh. Sự kết hợp chuẩn xác trong tỷ lệ các nguyên liệu sẽ giúp kích thích ngon miệng, chấm dứt cảm giác chán ăn cho người mới ốm dậy.
Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm
Cháo tổ yến thịt bằm là món ăn đơn giản, dễ thực hiện, dễ ăn lại rất thơm ngon và bổ dưỡng, có thể sử dụng được cho mọi đối tượng. Món ăn này không chỉ thích hợp để người bệnh nâng cao sức khỏe mà còn rất tốt cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Thịt được băm nhuyễn, dễ nhai nuốt, giàu đạm, canxi, sắt, kẽm, natri, vitamin A, photpho, kali… rất cần thiết để hồi phục sức khỏe.
Chuẩn bị | Chế biến | Dành cho | Độ khó |
20 phút | 25 phút | 2 người | Dễ |
Nguyên liệu:
Nguyên liệu | Số lượng |
Gạo nếp | 75g |
Gạo tẻ | 75g |
Yến tinh chế | 10g |
Thịt lợn xay | 100g |
Gừng, dầu ăn, dầu mè, gia vị | Theo khẩu vị |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Yến sào ngâm với nước lạnh cho nở đều (20 phút) sau đó cho vào thố, thêm 2 – 3 lát gừng rồi chưng cách thủy 25 phút.
- Bước 2: Xào săn thịt băm, nêm gia vị vừa miệng.
- Bước 3: Cho gạo vào nồi nấu cháo, đến khi cháo chín nhừ thì cho thịt băm và yến đã chưng vào, đun tiếp 5 phút, nêm lại gia vị 1 lần nữa là tắt bếp được.
- Bước 4: Múc cháo thịt bằm ra bát và cho người bệnh ăn khi còn ấm nóng.
Xem thêm: Mẹ Tham Khảo Ngay 8+ Cách Nấu Cháo Tổ Yến Cho Bé Phát Triển Toàn Diện
Cháo tổ yến bí đỏ cho người bị bệnh
Theo bảng phân tích thành phần, trong bí đỏ có chứa lượng lớn chất xơ, vitamin C, beta-carotene ngoài ra còn chứa sắt, canxi, folacin, kali. Nhờ đó, món cháo bí đỏ tổ yến tốt cho sức khỏe hệ miễn dịch, ổn định hệ tim mạch, chống lão hóa và làm đẹp da.
Chuẩn bị | Chế biến | Dành cho | Độ khó |
30 phút | 45 phút | 1 người | Dễ |
Nguyên liệu:
Nguyên liệu | Số lượng |
Gạo | 70g |
Bí đỏ | 100g |
Yến tinh chế | 5g |
Gia vị: Muối, hạt nêm, mắm | Theo khẩu vị |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho yến sào ngâm vào nước lành trong 20-25 phút để nở đều, sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem chưng cách thủy 25 phút.
- Bước 2: Bí đỏ đem gọt sạch vỏ, cắt thành khúc nhỏ rồi cho vào nồi hấp chín, dùng thìa làm nhuyễn bí.
- Bước 3: Gạo đem vo sạch sẽ, cho vào nồi, thêm nước và đun thành cháo mềm nhừ.
- Bước 4: 5 phút trước khi tắt bếp thì cho yến sào và bí đỏ vào và thêm gia vị cho vừa miệng là ăn được.
Xem thêm: 2 cách nấu cháo tổ yến bí đỏ giữ nguyên dưỡng chất
Cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh với ức gà
Trong thịt gà chứa amino acid – hoạt chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng. Ngoài ra còn có lượng lớn protein giúp bồi bổ sức khỏe cho người đang bệnh hoặc mới ốm dậy.
Chuẩn bị | Chế biến | Dành cho | Độ khó |
25 phút | 30 phút | 1 người | Dễ |
Nguyên liệu:
Nguyên liệu | Số lượng |
Gạo | 1/2 bát |
Yến sào tinh chế | 3-5g |
Ức gà | 1 miếng |
Nấm đông cô | 5 cái |
Củ cà rốt, hành lá, gia vị | Theo khẩu vị |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm yến tinh chế 25 phút với nước cho nở đều thì đem chưng cách thủy khoảng 20 phút nữa.
- Bước 2: Luộc thịt gà rồi xé thành sợi nhỏ.
- Bước 3: Ngâm nấm đông cô với nước trong 10 phút, cắt bỏ phần chân, cà rốt rửa sạch, cạo vỏ và cắt hình hạt lựu.
- Bước 4: Đem gạo nấu cháo, sau đợi khi gạo đã chín nhừ, cho thêm cà rốt và nấm vào ninh thêm 10 phút.
- Bước 5: Tiếp theo, cho thịt gà cùng yến sào đã chưng vào.
- Bước 6: Dùng muôi hoặc đũa khuấy đều tay, thêm gia vị vừa miệng là tắt bếp và múc ra bát.
- Bước 7: Thêm hành, ngò, tiêu vào bát cháo và thưởng thức khi món ăn còn ấm nóng.
Lưu ý: Món ăn này không dành cho người mới phẫu thuật, người có vết thương hở vì sẽ làm chậm quá trình phục hồi. Theo chúng tôi, bạn nên thay thế các món cháo tổ yến khác như cháo yến thịt băm, cháo yến táo đỏ, cháo yến với cua,…
Cách nấu cháo tổ yến trứng gà cho người bệnh
Trong thành phần trứng gà chứa lipid, chất béo tốt như omega 3, omega 6, cacbohydrat, kali, chất xơ, natri, canxi, protein, vitamin A, vitamin B6, vitamin D, vitamin E cùng nhiều dưỡng chất khác mang lại tác dụng bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Vậy nên, cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh kết hợp với trứng gà được nhiều người lựa chọn để nâng cao và phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh.
Chuẩn bị | Chế biến | Dành cho | Độ khó |
50 phút | 85 phút | 1 người | Dễ |
Nguyên liệu:
Nguyên liệu | Số lượng |
Gạo nếp | 30g |
Gạo tẻ | 40g |
Yến tinh chế | 3-5g |
Trứng gà ta | 2 quả |
Hành lá, gia vị khác | Theo khẩu vị |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Yến sào ngâm nước trong 20 – 25 phút để nở đều, sau đó mang đi chưng cách thủy 20 phút.
- Bước 2: Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi cho vào nồi, thêm nước để ninh thành cháo trong 1 tiếng.
- Bước 3: Sau khi cháo chín nhừ, cho lòng đỏ trứng gà và tổ yến đã chưng vào và khuấy đều
- Bước 4: Sau 5 phút thì tắt bếp và nêm thêm gia vị vừa miệng là có thể múc ra bát thưởng thức.
Lưu ý: Làm theo công thức trên của chúng tôi, món cháo trứng gà tổ yến sẽ vô cùng thơm ngon, nhưng bạn cần thường thức khi còn nóng, tránh ăn nguội sẽ tanh và giảm hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm gia vị khác như hạt tiêu, ngò rí, hành lá,… để món ăn tăng hương vị hấp dẫn.
Xem thêm: 2 Công Thức Chế Biến Cháo Tổ Yến Trứng Gà Đúng Chuẩn
Cháo tổ yến hạt sen cho người ốm
Trong Y học, hạt sen được biết đến với công dụng ích trí, ích tâm, bổ thận. Sự kết hợp cùng yến sào trong món cháo tổ yến hạt sen có khả năng bồi bổ cải thiện tỳ vị, làm ấm dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa. Vậy nên, món ăn này rất phù hợp cho những người mới ốm dậy, ăn uống không ngon miệng, khả năng hấp thu dưỡng chất kém.
Chuẩn bị | Chế biến | Dành cho | Độ khó |
120 phút | 60 phút | 2-3 người | Dễ |
Nguyên liệu:
Nguyên liệu | Số lượng |
Gạo nếp | 50g |
Gạo tẻ | 50g |
Yến tinh chế | 3-5g |
Hạt sen | 100g |
Cà rốt, đậu xanh | 20g |
Nước hầm gà | 100ml |
Gia vị: hành khô, muối | Theo khẩu vị |
Cách thực hiện:
- Bước 1:
- Bước 1: Ngâm gạo 2 tiếng trước khi nấu. Ngâm đậu xanh và hạt sen khô với nước 1 tiếng để hạt mềm ra. Sau đó đem luộc chín.
- Bước 2: Yến sào ngâm với nước lạnh cho nở đều (25-30 phút) sau đó cho vào thố rồi chưng cách thủy 25 phút với 2-3 lát gừng.
- Bước 3: Thịt gà rửa sạch, xát muối khử tanh và luộc lấy nước. Vớt thịt và xé thành sợi nhỏ.
- Bước 4: Cho gạo vào nồi, thêm phần nước luộc gà vào ninh chín thành cháo.
- Bước 5: Khi cháo đã nhừ, cho đậu xanh và hạt sen vào ninh trong 50 phút, cuối cùng cho thịt gà và yến chưng vào, thêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp và múc ra bát thưởng thức.
Gợi Ý: 3+ Công Thức Nấu Cháo Tổ Yến Hạt Sen An Thần, Tốt Cho Giấc Ngủ
Công dụng của cháo yến đối với người bệnh
Cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh thường bổ sung nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác, mang đến những lợi ích thúc đẩy sức khỏe mau hồi phục, cụ thể như sau:
- Bổ máu: Bổ sung sắt, kích thích sản xuất máu, giúp điều trị bệnh thiếu máu và tăng cường khí huyết.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Cung cấp khoáng chất, protein, đặc biệt là alanine và astatic để tăng cường đề kháng, nâng cao sức đề kháng cho người mới ốm dậy.
- Kiểm soát đường huyết: Thành phần leucine, isoleucine, và lysine giúp ổn định đường huyết, hữu ích cho người có tiểu đường hoặc có dấu hiệu tiểu đường.
- Hỗ trợ lành vết thương: Acid aspartic và threonine thúc đẩy quá trình lành vết thương, kích thích tái tạo tế bào mới, hỗ trợ sức khỏe của người bệnh.
- Cải thiện hệ tiêu hóa và hấp thu: Các khoáng chất như đồng, canxi, sắt, selen, crom, kẽm giúp ổn định hệ tiêu hóa, cải thiện vị giác và khả năng hấp thu.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: giúp làm giảm tổn thương miễn dịch tại đường ruột, kích hoạt tế bào B-cell rất tốt cho những người đang trị ung thư.
Với những lợi ích tuyệt vời này, cháo tổ yến không chỉ là món ăn phù hợp cho người bị bệnh, món ăn này còn được khuyến khích bổ sung vào thực đơn thúc đẩy phát triển cho trẻ nhỏ.
Cách sử dụng cháo tổ yến cho người bệnh tốt nhất
Dưới đây, chuyên gia Yến Sào Vietfarm sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng cháo tổ yến cho người bệnh để tốc độ phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
- Lượng yến sào sử dụng: nếu người bệnh là trẻ em từ 1 – 3 tuổi nên dùng 1 – 2g/lần, trẻ từ 3 – 10 tuổi dùng 2 – 3g/lần, trẻ trên 10 tuổi và người lớn sẽ dùng 3 – 5g/lần.
- Tần suất ăn cháo tổ yến: khoảng 2 – 3 lần/tuần là hợp lý nhất. Điều này sẽ tránh tình trạng thừa chất, mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
- Thời điểm ăn: buổi sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ 1 – 2 tiếng.
- Ai không nên ăn cháo yến: bao gồm người bị viêm gan, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, người đang sốt cao, cảm mạo, người bị bệnh ngoài da.
Món cháo tổ yến rất bổ dưỡng, nhưng cần dùng đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng để phát huy công dụng cho sức khỏe.
Lưu ý khi nấu cháo tổ yến cho người bệnh
Khi áp dụng các cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh, để tránh yến sào mất đi hàm lượng dinh dưỡng, theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ ngâm yến sào với nước lạnh, thời gian ngâm tối đa 20 phút. Nếu dùng nước nóng hoặc ngâm quá thời gian quy định sẽ làm hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào sụt giảm.
- Khi chưng yến sào, không để nhiệt độ quá cao (trên 100 độ C) vì điều này cũng làm dưỡng chất dễ bay hơi, giảm tác dụng của món ăn.
- Cho yến vào cháo trước khi tắt bếp 5 phút, tránh ninh quá lâu khiến yến mềm nhũn, mất độ sần sật và cũng giảm dinh dưỡng.
- Chế biến các nguyên liệu riêng lẻ để giữ trọn dinh dưỡng của từng nguyên liệu.
- Cuối cùng, bạn cần chọn được đơn vị cung cấp yến sào cùng các nguyên liệu khác uy tín, đáng tin, đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về 5 cách nấu cháo tổ yến cho người bệnh do chuyên gia hướng dẫn. Các món ăn này đều bổ dưỡng, thơm ngon, mang tác dụng bồi bổ sức khỏe, thúc đẩy hồi phục nhanh chóng cho người mới ốm dậy.
Xem thêm:
- Tìm Hiểu Chi Tiết Cháo Yến Sào Nếp Than Có Tác Dụng Gì Và Cách Nấu Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!