Đã thêm vào giỏ hàng

Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường Và Lưu Ý Khi Dùng

Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cần có một chế độ ăn uống khắt khe nhằm kiểm soát tránh gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Tổ yến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng yến chưng để bồi bổ, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, cách chưng và sử dụng yến đúng cách để tránh phản tác dụng, khiến các triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Lợi ích và nguyên tắc sử dụng yến sào đối với người tiểu đường

Yến sào là món ăn thượng hạng, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Yến sào chứa hàm lượng cao protein, các axit amin thiết yếu, cùng nhiều vi chất quan trọng như canxi, sắt, kali, … rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh tiểu đường, yến sào có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Yến sào có thể giúp kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường bằng cách tăng cường sản xuất insulin, cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.
  • Giảm nguy cơ biến chứng: Yến sào có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, và tổn thương thần kinh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Yến sào giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh tiểu đường chống lại nhiễm trùng và bệnh tật tốt hơn.
  • Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Yến sào giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy ở người bệnh tiểu đường.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Yến sào giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường năng lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh tiểu đường.
Yến sào mang đến nhiều công dụng tốt với sức khỏe người tiểu đường
Yến sào mang đến nhiều công dụng tốt với sức khỏe người tiểu đường

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người tiểu đường. Tuy nhiên, việc sử dụng yến sào cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Cụ thể:

  • Lựa chọn yến sào chất lượng cao từ nguồn uy tín.
  • Sử dụng lượng vừa phải, khoảng 2-3 gram mỗi ngày.
  • Chế biến yến sào phù hợp, hạn chế dùng đường phèn, có thể kết hợp với táo đỏ, hạt chia,… để tăng hương vị thơm ngon, bổ sung dưỡng chất cho món ăn. Chưng yến với lửa nhỏ để không làm mất dưỡng chất.
  • Theo dõi đường huyết sau khi sử dụng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu đang dùng thuốc điều trị.

Hướng dẫn 7 cách chưng yến cho người tiểu đường

Yến sào phải được chế biến đúng cách thì mới tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường, nếu kết hợp với các nguyên liệu không phù hợp có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số cách chưng yến cho người tiểu đường mà Yến sào Vietfarm tổng hợp dưới đây:

1. Cách chưng yến với kỷ tử, hạt chia

Kết hợp yến sào, kỷ tử, hạt chia trong món chưng yến mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Theo đó, yến sào hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cải thiện miễn dịch, thúc đẩy trao đổi chất. Kỷ tử bổ thận, sáng mắt, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Hạt chia giảm cholesterol xấu, cải thiện tiêu hóa, tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Cách chế biến món ăn này cũng rất đơn giản, trình tự các bước như sau:

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • 1 thìa cà phê hạt chia
  • 3g câu kỷ tử
  • 1/2 thìa cà phê mật ong hoặc đường kiêng

Cách thực hiện: 

  • Tổ yến tinh chế ngâm với nước khoảng 20 – 30 phút, vớt ra, để ráo, dùng tay tách yến thành sợi nhỏ để dễ sử dụng. Trường hợp bạn dùng tổ yến thô thì ngâm yến với nước 1 – 2 tiếng cho nở đều, dùng nhíp làm sạch lông và rửa qua nhiều lần để làm sạch tạp chất, bụi bẩn
  • Kỷ tử rửa sạch, để ráo, hạt chia có thể cho vào chưng trực tiếp với yến hoặc ngâm với nước lọc cho nở đều được
  • Cho yến vào thố chưng chuyên dụng hoặc chén/bát sứ có nắp đậy, đổ nước, đậy nắp, cho vào nồi, đem chưng cách thủy 30 phút
  • Sau đó cho kỷ tử, hạt chia, một ít mật ong hoặc đường kiêng vào, chưng thêm 5 – 10 phút thì tắt bếp, thưởng thức.
Kết hợp kỷ tử, hạt chia, tổ yến giúp giảm cholesterol xấu, cải thiện tiêu hóa
Kết hợp kỷ tử, hạt chia, tổ yến giúp giảm cholesterol xấu, cải thiện tiêu hóa

Lưu ý: Nếu bạn ngâm hạt chia với nước trước thì sau khi chưng yến với kỷ tử xong, tắt bếp rồi mới bỏ hạt chia vào khuấy đều, thưởng thức khi còn ấm hoặc bảo quản tủ lạnh để thưởng thức đều được.

2. Cách chưng yến với nấm tuyết, táo đỏ

Chưng yến với nấm tuyết, táo đỏ mang lại lợi ích cho người tiểu đường. Yến sào hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Nấm tuyết điều hòa đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa, và giảm cholesterol. Táo đỏ tăng cường sức đề kháng, cải thiện thị lực, và bảo vệ tim mạch. Kết hợp ba nguyên liệu này giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • 20g nấm tuyết
  • Vài quả táo đỏ
  • Đường kiêng (nếu có)

 Cách thực hiện: 

  • Sơ chế yến sào như cách trên, sau khi yến sào mềm thì dùng tay tách yến thì sợi nhỏ để dễ sử dụng
  • Nấm tuyết ngâm với nước ấm để nhanh nở, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, táo đỏ ngâm với nước 10 phút
  • Cho yến sào, táo đỏ, nấm tuyết vào thố chưng, thêm 300ml nước, đậy nắp, cho vào nồi chưng cách thủy 25 phút
  • Sau đó cho đường kiêng vào chưng thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức.

Tham khảo: Top 6 Cách Chưng Yến Táo Đỏ Đơn Giản, Bổ Dưỡng Nhất

3. Các chưng yến sào, nhân sâm cho người tiểu đường

Yến chưng nhân sâm được mệnh danh là món ăn thượng hạng, giàu dưỡng chất, đặc biệt tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất quý giá, có tác dụng chống viêm, tăng năng lượng, tăng cường đề kháng, cải thiện trí não, bảo vệ tim mạch, phục hồi thể lực…

Đặc biệt, trong nhân sâm có chứa các saponin, có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng món ăn này 1 – 2 lần/tháng để nâng cao sức khỏe.

Yến sào kết hợp nhân sâm có tác dụng ổn định đường huyết
Yến sào kết hợp nhân sâm có tác dụng ổn định đường huyết

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • 3g nhân sâm khô
  • Có thể thêm kỷ tử, táo đỏ, hạt sen tùy thích
  • Đường kiêng (nếu có)

Cách thực hiện:

  • Sơ chế yến sào như cách 1, sau khi yến nở thì tách yến thành sợi nhỏ
  • Nhân sâm, táo đỏ rửa sạch, hạt sen ngâm với nước sôi hoặc nước ấm cho nở; đun sôi nước, cho hạt sen vào luộc cho mềm
  • Cho yến sào, nhân sâm, táo đỏ vào thố chưng, đổ nước, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 25 phút
  • Sau đó cho hạt sen, kỷ tử, đường kiêng (hoặc mật ong hay một xíu đường phèn, đường thông thường) vào chưng thêm 10 phút  thì tắt bếp, sử dụng khi còn ấm.

4. Cách chưng táo đỏ, hạt sen cho người tiểu đường

Hạt sen chứa nhiều acid amin thiết yếu có lợi cho người mắc đái tháo đường như leucine, lysine, tyrosine, phenylalanine, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Kết hợp hạt sen, táo đỏ và yến sào sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh.

Nguyên liệu: 

  • 3 – 5g yến sào
  • 20g hạt sen
  • 4 – 6 quả táo tàu
  • Đường kiêng

Cách thực hiện:

  • Sơ chế yến sào, sau khi yến nở thì lọc qua rây, đổ bỏ phần nước ngâm, tách yến thì sợi nhỏ, để ráo
  • Hạt sen đem ngâm với nước sôi hoặc nước ấm 15 phút, cho nồi lên bếp, thêm nước, đun sôi, cho hạt sen vào luộc đến khi chín mềm
  • Cho yến sào, táo đỏ vào thố chưng, đổ nước, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 25 phút
  • Sau đó cho hạt sen và đường vào, chưng thêm 10 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm

Lưu ý: Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà bạn điều chỉnh lượng đường sử dụng sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Cách làm món yến chưng nha đam cho người bị tiểu đường

Cùi của nha đam không có gel rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Thường xuyên sử dụng nha đam rất tốt cho người mắc đái tháo đường tuýp 2, có thể giúp giảm lượng lipid trong máu. Nha đam cũng chứa anthraquinones, mannans, lectins, giúp cải thiện tình trạng tăng lipid và glucose máu ở người mắc tiểu đường.

Nguyên liệu: 

  • 3 – 5g yến sào
  • 20g nha đam
  • Lá dứa
  • Đường kiêng

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến cho mềm, sau khi yến nở đều thì lọc qua rây, đổ bỏ nước ngâm, dùng tay tách yến thành sợi nhỏ
  • Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ, pha nước muối và chanh để rửa nha đam nhằm loại bỏ nhớ
  • Cắt nha đam thành hạt lựu, cho vào thau nước đá để nha đam được giòn và ngọt hơn
  • Cho yến sào, nha đam, lá dứa vào thố chưng, thêm 300ml nước, đậy nắp, đem chưng 25 phút ở lửa nhỏ, sau đó cho đường kiêng vào, khuấy đều chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức.
Thường xuyên sử dụng yến sào nha đam rất tốt cho người mắc đái tháo đường tuýp 2
Thường xuyên sử dụng yến sào nha đam rất tốt cho người mắc đái tháo đường tuýp 2

Lưu ý: hạn chế sử dụng nha đam cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vì có thể gây co thắt tử cung quá mức.

6. Cách chưng yến với lá dứa tốt cho sức khỏe

Lá dứa có thể ức chế enzyme alpha-glucoside, tăng độ nhạy của insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, nâng cao sức khỏe. Yến chưng lá dứa là món ăn có hương vị thơm ngon, giữ được hương vị nguyên bản, rất thích hợp cho những ngày cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • Lá dứa tươi
  • Đường kiêng

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế yến sào, sau khi yến nở thì lọc qua rây, đổ bỏ phần nước ngâm yến, dùng tay tách yến thành sợi nhỏ
  • Lá dứa rửa sạch, cắt thành khúc không nên cắt nhỏ để dễ bỏ ra ngoài
  • Cho yến và lá dứa vào thố chưng, đổ nước, đậy nắp, đem chưng trong 25 phút
  • Sau đó cho đường kiêng vào, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp, thưởng thức.

7. Cách chưng yến cho người tiểu đường với yến và gừng

Gừng có thể thúc đẩy tuyến tụy sản sinh nhiều insulin, từ đó giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng, biến chứng của căn bệnh này. Sử dụng gừng đúng cách cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường, tổn thương thận do lượng glucose cao, ngăn ngừa bệnh tim mạch nhất là huyết áp cao suy tim, bệnh mạch vành…

Nguyên liệu: 

  • 3 – 5g yến sào
  • Vài lát gừng tươi
  • Đường kiêng

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến cho nở, vớt ra để ráo nước, tách yến thành sợi nhỏ
  • Cho yến vào thố chưng, đổ nước, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 30 phút ở lửa nhỏ
  • Sau đó cho đường kiêng, gừng tươi cắt sợi hoặc cắt lát vào, khuấy đều, tiếp tục chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm.
Yến chưng gừng giúp hỗ trợ điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường
Yến chưng gừng giúp hỗ trợ điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Lưu ý: Thận trọng khi dùng gừng cho người mắc bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, người có tiền sử cao huyết áp, người mắc bệnh gan, sỏi mật, hay bị xuất huyết. Không dùng gừng thường xuyên cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Một số lưu ý khi chế biến và dùng yến cho người bệnh tiểu đường

  • Để đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đường thông thường đặc biệt là đường phèn. Tốt nhất nên mua và dùng các loại đường kiêng cho người tiểu đường như đường chà là, đường đơn, đường dừa, đường kiêng củ cải, cỏ ngọt stevia, rượu đường… Các loại này được bán rất rộng rãi, bạn có thể tìm mua để sử dụng.
  • Yến sào cần chọn mua ở những cơ sở uy tín, chất lượng, được đánh giá cao về độ tin cậy. Không nên ham rẻ mà mua các sản phẩm giá thấp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Yến sào rất dễ bị trộn mủ trôm, bún tàu, nấm tuyết, bị phết đường, muối… Do đó, bạn nên thận trọng trong khâu lựa chọn và mua yến sào.
  • Trong quá trình chế biến yến sào, bạn không nên ngâm yến quá lâu, chỉ chưng yến ở nhiệt độ dưới 100 độ C, không chưng yến ở nhiệt độ quá cao để tránh thất thoát các dưỡng chất quý giá có trong yến.

Trên đây là một số cách chưng yến cho người bệnh tiểu đường đơn giản, dễ thực hiện, có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Mặc dù yến sào dùng được cho người mắc tiểu đường, tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách chế biến và thời điểm sử dụng hợp lý để đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận ( 0 )

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan

Sử dụng yến sào giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa làm hóa đáng kể
Yến rút lông nguyên tổ là loại yến được làm sạch lông và tạp chất nhưng không thay đổi hình dáng ban đầu của tổ yến
Yến huyết có hàm lượng đạm và sắt cao hơn so với 2 loại còn lại

Nhận tư vấn

từ chuyên gia

Yến Sào Vietfarm

Hàm Lượng Hoạt Chất Cao Nhất Thị Trường

Bản quyền website thuộc về Yến Sào Vietfarm