Cách làm yến chưng bạch quả thơm ngon và vài lưu ý khi chế biến
Tổ yến có thể kết hợp với các nguyên liệu như bạch quả, táo đỏ, nhãn nhục, hạt chia, đường phèn… để tạo nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chưa biết làm món yến chưng bạch quả như thế nào để món ăn có hương vị hấp dẫn, giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của 2 thực phẩm này thì có thể tham khảo những thông tin được Yến sào Vietfarm tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của bạch quả
Thành phần chính của món yến chưng bạch quả chính là tổ yến và bạch quả. Nhắc đến tổ yến, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với nguyên liệu này, bởi từ lâu, yến sào (tổ yến) đã nằm trong bát trân ngự thiện, là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao được đặc biệt ưa chuộng. Yến sào có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó, chưng yến được đánh giá là phương pháp chế biến tốt nhất, giúp giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng của yến một cách trọn vẹn nhất.
Bên cạnh yến sào, bạch quả cũng là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Bạch quả có tên gọi khác là Ginkgo biloba, thuộc chi Ginkgo. Theo y học cổ truyền, hạt cây bạch quả có tên gọi khác là ngân hạnh, vị ngọt, tính ấm. Nổi tiếng với các tác dụng như ôn phế ích khí, có tác dụng trừ đờm, giảm độc rượu, trị ho hen… Theo các nghiên cứu hiện đại, chiết xuất từ bạch quả có thể giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, thoái hóa điểm vàng, trầm cảm, ù tai, viêm tắc mạch máu…
Trong hạt bạch quả có chứa 6% đường, 5.3% protein, 68% tinh bột, 1.5% chất béo, 1.57% tro… Đặc biệt, trong bạch quả có chứa các hoạt chất thuốc nhóm Flavonoids và nhóm Terpene Lactones như quercertin, bilobalide, ginkgolides A, B, C, kaempferol. Nổi tiếng với các tác dụng như kiểm soát quá trình viêm nhiễm, giúp cơ thể chống lại gốc tự do, củng cố chức năng não, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu… Bạch quả hoàn toàn có thể kết hợp với yến sào để tạo thành món yến chưng bạch quả bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Công dụng của món yến chưng bạch quả
Bạch quả được sử dụng để chưng với yến để gia tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn này có cách làm tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Hơn nữa, bạch quả không phải là nguyên liệu có giá thành xa xỉ, đắt đỏ, bạch quả tươi ở Việt Nam ở khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/ký, bạch quả tươi Trung Quốc khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/ký. Loại cây này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nên tương đối dễ tìm, không quá khó mua.
Từ lâu, bạch quả đã được sử dụng để làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngày nay, cũng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của loại quả này đối với sức khỏe. Một số tác dụng của món yến chưng bạch quả đối với sức khỏe có thể kể đến như:
- Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa
- Cả bạch quả và yến sào đều có tác dụng với thần kinh, có thể tăng cường trí nhớ, cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giúp nâng cao sức khỏe của hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị mất ngủ, khó ngủ, thường xuyên đau đầu, chóng mặt
- Đặc biệt, sử dụng yến chưng bạch quả đúng cách còn giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích lưu thông khí huyết, làm giảm đáng kể các triệu chứng như xây xẩm mặt mày, tê bì tay chân, choáng váng đầu óc, đau nửa đầu…
- Hơn hết, bạch quả và yến sào đều có tác dụng ôn phế ích khí, hỗ trợ tốt cho việc cải thiện các triệu chứng như ho, hen suyễn, đờm nhiều, giúp long đờm, bổ phế, nâng cao sức khỏe cho hệ hô hấp
- Ngoài ra, món ăn này còn mang đến một số tác dụng khác như thanh nhiệt, giải độc, tăng cường thị lực, cải thiện trí nhớ, cải thiện sức khỏe xương khớp, làm dịu cơ bắp, kích thích vị giác, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể..
Yến chưng bạch quả là món ăn có giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên, món ăn này chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi được chế biến đúng cách và được sử dụng đúng liều lượng. Việc chế biến món ăn chưa phù hợp sẽ dễ làm mất các dưỡng chất quý hiếm có trong 2 loại thực phẩm này, dẫn đến tình trạng lãng phí. Do đó, trước khi bắt tay vào chế biến, bạn tốt nhất nên tìm hiểu thật kỹ về quy trình, liều lượng, cách sử dụng để có thể làm nên một món ăn thật thơm ngon hấp dẫn, giữ trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của yến cũng như bạch quả
Cùng Yến sào Vietfarm tìm hiểu thêm các tác dụng của Yến sào đối với sức khỏe
Cách chế biến món yến chưng bạch quả thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Nhìn chung, cách làm món yến chưng bạch quả cũng tương đối đơn giản, không bao gồm quá nhiều bước phức tạp. Chỉ cần tỉ mỉ, cẩn thận là chúng ta có thể thực hiện được món ăn này. Có nhiều cách làm món yến chưng bạch quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
1. Cách làm món yến chưng bạch quả đơn giản
Ở cách làm này, chúng ta chỉ cần sử dụng các nguyên liệu cơ bản là yến sào, bạch quả và đường phèn. Bạch quả nấu chín sẽ rất mềm vị ngọt bùi, hơi đắng kết hợp với vị thanh nhẹ, giòn dai của yến sẽ tạo nên một món ăn mới lạ, đặc sắc, sử dụng được cho mọi thành viên trong gia đình. Tùy vào đối tượng sử dụng mà chúng ta điều chỉnh liều lượng phù hợp. Với trẻ em dưới 10 tuổi chỉ nên dùng 1 – 2g yến sào và dùng cách ngày; với trẻ trên 10 tuổi và người lớn có thể dùng 3 – 5g yến/ngày.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- 5 – 7 hạt bạch quả
- Đường phèn
Cách sơ chế yến sào, bạch quả:
Yến sào và bạch quả cần được sơ chế đúng cách để món ăn có hương vị thơm ngon mà vẫn đảm bảo giữ được toàn bộ giá trị dinh dưỡng. Nếu không sơ chế đúng cách, bạch quả sẽ bị đắng, yến cũng không được mềm, dễ mất chất. Cụ thể:
- Bạch quả: Khi chọn bạch quả bạn nên mua các quả chưa tách bỏ vỏ ngoài, chưa tách tim sẵn, vẫn còn lớp vỏ lụa màu nâu. Bạch quả tươi sẽ có phần thịt màu vàng nhạt, bạch quả khô có thịt màu trắng, nếu chọn hạt thì nên chọn hạt căng mọng, không bị sâu đục lỗ. Sau khi mua về, bạn dùng chày đập vỡ phần vỏ ngoài rồi dùng dao lột lớp vỏ lụa bên trong. Tiếp đó khoét lỗ nhỏ ở đầu hạt, dùng tăm để loại bỏ tim (nhụy), cần làm kỹ để tránh tình trạng bạch quả bị đắng.
- Yến sào: Yến sào khi mua về, tùy vào loại yến mà chúng ta ngâm với thời gian khác nhau. Nếu yến tinh chế thì ngâm với nước lọc hoặc nước sôi để nguội 30 – 40 phút. Nếu dùng tổ yến thô thì ngâm trong 1 – 2 tiếng rồi làm sạch tạp chất, lông, rửa lại với nước sao cho sạch. Sau khi yến sạch, nở đều thì vớt ra, dùng tay tách yến thành sợi nhỏ theo chiều của sợi yến, để ráo nước.
Cách thực hiện:
- Bạch quả cho vào nồi, luộc với nước, đậy kín nắp trong 10 phút cho mềm thì tắt bếp, vớt ra, để ráo, bỏ phần nước luộc đi (nước này rất đắng, không nên sử dụng)
- Cho yến sào đã được ngâm nở, để ráo vào thố chưng yến hoặc chén/bát có nắp đậy, đổ nước cho ngập yến
- Đặt một chiếc khăn nhỏ gấp 4 dưới đáy nồi, cho thố chưng yến lên, đổ nước cho ngập 1/3 thố chưng, đậy nắp, chưng cách thủy trong 25 – 30 phút. Nếu dùng nồi chưng yến chuyên dụng thì làm theo hướng dẫn trên nồi chưng.
- Sau khi chưng được 25 – 30 phút thì cho đường phèn, bạch quả vào, tiếp tục chưng thêm 10 phút thì tắt bếp.
Với món yến chưng bạch quả, chúng ta có thể thưởng thức khi còn ấm hoặc đợi nguội rồi cho vào hũ/chai thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng. Thời gian bảo quản tối đa là 5 ngày, bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng món ăn giảm dần giá trị dinh dưỡng.
2. Cách làm món yến chưng bạch quả, dừa tươi
Nếu bạn là một tín đồ của dừa, thích vị ngọt nhẹ tươi mát của nước dừa thì đây là một gợi ý đáng tham khảo. Dừa tươi được đánh giá cao trong việc cải thiện sức khỏe làm da, bổ sung chất điện giải cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa bệnh sỏi thận, tiểu đường… Ngoài ra, ở cách làm này, chúng ta có thể kết hợp cùng kỷ tử để gia tăng hiệu quả. Kỷ tử hay câu kỷ tử có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan, tăng cường tạo máu… rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- 1 trái dừa tươi
- 5g kỷ tử
- 5 – 7 hạt bạch quả tươi
Cách thực hiện:
- Sơ chế bạch quả và yến sào như ở cách 1 trước khi tiến hành chế biến
- Bạch quả đem luộc với nước trong 10 phút cho mềm, bỏ phần nước luộc để giảm độ đắng
- Dừa bạn gọt sạch vỏ ngoài, giữ lại phần nắp bên trên để làm nắp chưng, đổ nước dừa ra ly, nạo cơm dừa cho vào chén để sử dụng
- Cho yến sào đã ngâm nở vào trái dừa, đổ nước cho ngập yến, đậy nắp trái dừa lại. Đặt dừa vào xửng hấp, phía dưới đổ nước, chưng cách thủy trong 20 – 30 phút ở lửa nhỏ. Nếu không có xửng hấp thì cho trái dừa vào bát hoặc thố, đặt vào nồi, đổ nước ngập 1/2 bát rồi đem chưng cách thủy 20 – 30 phút.
- Sau đó cho kỷ tử, bạch quả đã luộc mềm vào, tiếp tục chưng ở lửa nhỏ 10 – 15 phút nữa thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm hoặc để lạnh dùng đều được.
Lưu ý: Không sử dụng món ăn này cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, trẻ em dưới 1 tuổi, người gặp các vấn đề như bị huyết áp thấp, bị trĩ, người mới đi nắng về, người mệt tim, khó thở khó chịu do lạnh… Không dùng kỷ tử, món ăn có kỷ tử cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, người tỳ vị thấp trệ, tỳ vị hư nhược Chỉ dùng với liều lượng nhất định, sử dụng kỷ tử nhiều và thường xuyên sẽ gây nóng trong, giảm thị lực, đỏ mắt… Đọc kỹ bài viết hướng dẫn sau đây của Yến sào Vietfarm trước khi sử dụng: Những Ai Không Nên Ăn Yến Sào?
Bạn có thể tham khảo thêm các cách làm tổ yến chưng nước dừa thơm ngon, thanh nhiệt cơ thể
3. Cách làm món yến chưng bạch quả, táo đỏ, nhãn nhục
Bên cạnh kỷ tử, nước dừa, táo đỏ, hạt sen và nhãn nhục cũng là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc, tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng để kết hợp cùng yến chưng. trong đó, táo đỏ còn gọi là hồng táo, đại táo vị ngọt, tính bình, không độc. Sử dụng đúng cách sẽ giúp kích thích tiêu hóa, bổ máu, chữa khí huyết không đủ, tỳ vị hư nhược, tăng cường tuổi thọ…
Nhãn nhục hay long nhãn nhục là phần cùi của quả nhãn, nổi tiếng với tác dụng an thần, bổ tâm, kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết tráng dương, làm tăng độ bền thành mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hoạt tính của tế bào thần kinh. Hạt sen có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, an thần, chữa mất ngủ, bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược, ăn uống không ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- 5 – 7 quả táo đỏ
- 5 – 7 hạt sen
- 6 – 8 bạch quả
- Nhãn nhục 2 muỗng
Sơ chế nguyên liệu:
- Yến sào và bạch quả sơ chế như cách 1
- Hạt sen rửa sạch, ngâm với nước nóng hoặc nước ấm 1 tiếng
- Nhãn nhục ngâm nước 30 phút
- Táo đỏ ngâm nước 30 – 60 phút
Cách thực hiện:
- Bạch quả đem luộc với nước trong 10 phút, khi luộc nhớ đậy kỹ nắp, sau khi mềm thì vớt ra, để ráo nước
- Đun sôi nước, cho hạt sen vào nấu 10 – 15 phút cho mềm rồi tiếp tục cho nhãn nhục, táo đỏ vào, đun ở lửa nhỏ thêm 15 phút, sau đó cho 1 – 2 thìa đường phèn, bạch quả vào, đun thêm 5 phút
- Yến cho vào thố chưng chuyên dụng, đổ nước ngập yến, đậy nắp, cho vào nồi, đổ nước ngập khoảng 1/3 hoặc 1/2 thố chưng, đậy nắp, chưng cách thủy ở lửa nhỏ trong 30 phút
- Sau đó cho hỗn hợp táo đỏ, hạt sen, đường phèn, bạch quả vào, tiếp tục chưng 5 – 10 phút rồi tắt bếp, thường thức.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng món yến chưng bạch quả
Yến sào là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có giá thành đắt đỏ do chứa nhiều dưỡng chất quý giá, đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến và sử dụng món ăn này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chúng ta chỉ biết bạch quả vị ngọt, đắng, chát, tính bình, tốt cho sức khỏe nhưng ít ai biết rằng loại quả này có chứa độc tố. Tuy nhiên, độc tính tương đối ít, phần độc nhất là mầm xanh, đã có trường hợp trẻ tử vong do sử dụng 5 – 10 quả bạch quả.
- Không có liều dùng tiêu chuẩn cho hạt bạch quả, tuy nhiên, theo khuyến cáo, chỉ nên dùng nhân bạch quả khoảng 10 – 20g/ngày, thịt quả có độc nên không được ăn sống. Riêng với món yến chưng bạch quả, chúng ta cũng chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần, không nên lạm dụng để tránh các tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
- Tuyệt đối không sử dụng bạch quả cho người có vấn đề về khả năng sinh sản, người có tiền sử mắc các bệnh như động kinh, tiểu đường, người đang sử dụng aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thuốc làm loãng máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tiểu đường, thuốc chống co giật…
- Khi bị ngộ độc bạch quả, ở mức độ nhẹ thường có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, phát sốt, bầm tím… Nếu ngộ độc mức độ nặng sẽ có các triệu chứng như la hét, lo sợ, co giật, hôn mê…
- Yến sào cần chưng ở nhiệt độ dưới 100 độ C nhằm tránh làm thất thoát các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này. Sau khi chưng, nếu nhiều thì có thể cho vào chai/hũ có nắp rồi đậy kín nắp, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
- Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà chúng ta nên sử dụng yến sào với liều lượng phù hợp. Nên dùng 1 – 2g cho trẻ dưới 10 tuổi, 3 – 5g cho trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Đối với trẻ em, nên dùng cách ngày là tốt nhất. Không sử dụng quá nhiều trong 1 lần, yến cần được sử dụng đều đặn dài ngày thì mới thấy hiệu quả.
- Đặc biệt, khi chọn mua yến, nên lựa chọn ở những địa chỉ uy tín, được đáng giá cao nhằm đảm bảo chất lượng của yến. Tránh tình trạng ham rẻ mà mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trộn phụ liệu, nguyên liệu giống yến ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là một số cách làm món yến chưng bạch quả thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, giữ được trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của yến sào mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua yến sào ở đâu uy tín, chất lượng, có thể tham khảo ngay tại Trung tâm Yến sào Vietfarm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách Chưng Yến Đơn Giản, Bổ Dưỡng Đừng Bỏ Qua
- 5 Công Thức Yến Chưng Nhãn Nhục Đặc Biệt Đừng Bỏ Qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!