Tác dụng của yến sào với bệnh thoái hoá khớp, xương khớp ít ai biết đến
Yến sào là một trong những thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ, tăng cường, bồi bổ sức khỏe cho người già. Sử dụng yến sào thường xuyên, đều đặn sẽ giúp người cao tuổi, người bước vào giai đoạn lão hóa tăng cường đề kháng, làm chậm lão hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa tốt các bệnh về xương khớp. Dưới đây là một số tác dụng đáng kể của yến sào với bệnh thoái hóa khớp, xương khớp có thể bạn chưa biết.
5 Tác dụng của yến sào với bệnh thoái hóa khớp
Các bệnh lý về xương khớp thường gặp hiện nay bao gồm đau thần kinh tọa, loãng xương, viêm điểm bám gân, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống… Trong đó, loãng xương, thoái hóa khớp là những bệnh lý vô cùng phổ biến, thường gặp ở người sau 40 tuổi, thậm chí có thể xuất hiện sớm ở những người chỉ mới 20 – 30 tuổi. Các vị trí dễ mắc thoái hóa khớp thường là khớp cột sống cổ, khớp vai, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp bàn tay, khớp ở gót chân…
Thoái hóa khớp là bệnh lý nguy hiểm, nhẹ thì có thể gây đau nhiều ở vị trí thoái hóa, ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống, nặng thì sẽ khiến người bệnh mất khả năng vận động, đau nhức thường xuyên, nghiêm trọng, phải thường xuyên ngồi, nằm một chỗ. Người già rất dễ mắc các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp. Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm chức năng, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh khớp, chúng ta có thể ngăn ngừa, cải thiện bệnh thoái hóa khớp bằng các thực phẩm có tác dụng tốt với sức khỏe như yến sào.
Các tác dụng tuyệt vời của yến sào với bệnh thoái hóa khớp có thể kể đến như sau:
1. Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe
Yến sào có chứa 42 – 56% protein, nhiều loại acid amin, vitamin và khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong 100g yến sào có chứa khoảng 503.6 – 2071.3 mg/g canxi. Đây là một trong những thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng canxi cao, rất thích hợp để sử dụng cho người già có chế độ ăn uống thiếu hụt canxi, khả năng hấp thu dưỡng chất không tốt bổ sung canxi cho cơ thể. Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương và các bệnh lý về xương khớp khác.
Canxi là nguyên liệu không thể thiếu, có vai trò vô cùng cần thiết trong quá trình tạo xương và tăng cường sức khỏe xương khớp. Việc bổ sung canxi, vitamin qua thực phẩm được đánh giá là tốt hơn cho sức khỏe so với việc sử dụng các loại thực phẩm chức bổ sung canxi. Theo hiệp hội nghiên cứu xương, khoáng chất Mỹ, dùng thuốc bổ sung canxi trong điều trị loãng xương chỉ có hại mà không có lợi. Ngược lại, nếu bị thoái hóa khớp thì có thể bổ sung canxi để giảm đau nhức, tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp.
2. Bổ sung Glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp
Được biết, trong yến sào có chứa khoảng 5.3% glucosamine, đây là một hợp chất được tổng hợp từ glucose, có tác dụng tăng cường khả năng sinh trưởng, bảo vệ và phục hồi chức năng của sụn khớp. Theo thời gian, khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa xuất hiện khiến khả năng sản xuất glucosamine của cơ thể giảm dần, gây ra các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp cho người cao tuổi.
Để hỗ trợ phòng ngừa, cải thiện thoái hóa khớp viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, người già có thể bổ sung glucosamine qua các thực phẩm chức năng hoặc sử dụng thêm yến sào để tăng cường sức khỏe. Glucosamin trong yến sào có thể giảm đau, hỗ trợ phục hồi bao sụn khớp, tăng cường sự khỏe mạnh cho sụn khớp giữa hai đầu xương, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ thoái hóa khớp rất tốt.
3. Làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa khớp
Một trong những tác dụng của yến sào với bệnh thoái hóa khớp và xương khớp không thể bỏ qua đó chính là hiệu quả ngăn ngừa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Trong yến sào có chứa một số acid amin, khoáng chất có thể làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa thoái hóa khớp và các bệnh lý xương khớp có thể kể đến như:
- Chứa Cystine: Đây là loại acid amin có khả năng hỗ trợ tiêu diệt các acid amin tự do trong cơ thể, có tác dụng chống lão hóa cho tủy xương, phổi, thận và gan. Loại acid amin này còn giúp ngăn ngừa tổn thương gan và phổi, làm tan chất nhầy cho bệnh nhân xơ nang, gặp vấn đề về phế quản, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ ruột và dạ dày.
- Chứa Selen: Có tỷ lệ tương đối nhỏ trong yến sào, tuy nhiên, đây là vi chất dinh dưỡng có tác dụng tốt trong việc tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa. Chất này có thể hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, làm giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý mãn tính.
4. Giảm đau, tăng cường khả năng hấp thu canxi
Sử dụng yến sào đều đặn, đúng cách còn giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi, hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa và cải thiện một số bệnh lý về xương khớp cho người có tính chất công việc thường xuyên phải đứng, ngồi một chỗ, vận động viên thể thao, người bước vào độ tuổi lão hóa. Một số chất tốt cho sức khỏe xương khớp, có thể giảm đau do thoái hóa khớp có thể kể đến như:
- Lysine: Chỉ chiếm 1.75% trong yến sào nhưng có tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng hấp thụ canxi, đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp, lão hóa cột sống. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn nhận thấy rằng, lysine có thể làm tăng sự hấp thu canxi trong ruột, giảm làm mất canxi trong nước tiểu, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Sự kết hợp giữa lysine và acid amin arginine có thể giúp tình trạng gãy xương nhanh lành hơn.
- Glycine: Glycine là một trong những loại acid amin có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mất xương. Đây cũng là loại acid amin cần thiết để tạo ra glutathione, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng yến sào để bổ sung glycine có thể ức chế dẫn truyền quá mức của thần kinh tủy sống, hỗ trợ giảm đau, giúp cải thiện tình trạng mất năng lượng tế bào ở đĩa đệm và đốt sống.
5. Tăng cường đề kháng, giảm mệt mỏi, ngừa suy nhược cơ thể
Ngoài ra, yến sào còn có thể bổ sung fructose cho cơ thể, giúp tái tạo năng lượng cho tế bào, bổ sung đạm, vitamin và khoáng chất để bồi bổ, nâng cao sức khỏe, giúp ngăn ngừa và chống chọi tốt với bệnh tật. Chứa acid aspartic, có tác dụng hỗ trợ sản sinh globulin, giúp tăng cường miễn dịch và kháng thể, đồng thời, loại acid amin này còn có vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, tăng trưởng mô cơ.
Threonine trong yến cũng giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho sức khỏe, đặc biệt cần thiết để cải thiện sức khỏe làn da. Chứa Leucine, có thể điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, cải thiện cân nặng và vóc dáng, tốt cho người thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Chứa Tryptophan có tác dụng chống mệt mỏi, làm giảm cholesterol trong cơ thể, kích thích cơ trơn và dẫn truyền thần kinh.
Xem thêm: Công dụng của yến sào đối với người bệnh được ví như nhân sâm
Cách sử dụng yến sào cho người gặp vấn đề về xương khớp
Sử dụng yến sào đều đặn có thể giúp người thường xuyên gặp các vấn đề xương khớp giảm đau, ăn ngon ngủ, ngon, có trạng thái tinh thần tốt hơn. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này cũng giúp bổ sung sức khỏe, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật. Đây là thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe không chỉ tốt cho người già, phụ nữ mang thai cần bổ sung dưỡng chất mà còn rất thích hợp với những người có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao.
Mặc dù tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng yến sào để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về xương khớp, nhất là thoái hóa khớp, chúng ta cần nắm được cách dùng yến phù hợp. Sau đây là cách sử dụng yến cho người bị thoái hóa khớp mà bạn có thể tham khảo:
Về liều lượng yến sào
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, yến sào cần được sử dụng với liều lượng nhất định theo từng độ tuổi, từng tình trạng bệnh. Không phải cứ ăn càng nhiều yến thì sẽ càng tốt cho sức khỏe. Liều lượng yến sào thích hợp cho người muốn ngăn ngừa, hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp như sau:
- Đối với trẻ từ trên 10 tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người muốn ngăn ngừa các bệnh xương khớp, nên sử dụng 3 – 5g yến sào/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần là tốt nhất. Để biết chính xác hơn, cha mẹ có thể tham khảo bài viết sau của Yến sào Vietfarm: Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ
- Đối với người mắc bệnh lý về xương khớp, muốn phục hồi chức năng xương khớp thì nên sử dụng 3 – 5g yến sào/lần, dùng 3 – 4 lần/tuần là tốt nhất.
Yến sào là thực phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe, bồi bổ cơ thể, không phải là thuốc nên sẽ không có tác dụng tức thì. Do đó, chúng ta cần kiên trì sử dụng yến sào trong thời gian dài, ăn yến đều đặn, thường xuyên, nên dùng yến 2 – 3 tháng liên tục thì mới dần nhận thấy được hiệu quả của loại thực phẩm này.
Về thời điểm thích hợp để sử dụng yến
Yến sào tuy tốt cho sức khỏe, xong không phải lúc nào cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Chúng ta nên ăn yến đúng thời điểm để cơ thể hấp thu được tối đa dưỡng chất, giúp yến có thể phát huy tốt tác dụng của mình. Những thời điểm thích hợp để người mắc bệnh xương khớp, người muốn ngăn ngừa các bệnh lý như thoái hóa khớp sử dụng yến bao gồm:
- Trước khi đi ngủ 30 – 45 phút, đây là thời điểm tốt nhất để cơ thể có thể hấp thu được các dưỡng chất trong yến
- Trước khi ăn sáng 30 – 45 phút, lúc này, bụng đang đói, ăn yến cũng rất tốt cho sức khỏe, cơ thể cũng có khả năng hấp thu yến tốt hơn
- Giữa các bữa ăn chính, dùng yến như một bữa phụ cũng rất tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, khi sử dụng yến sào, bạn không nên ăn yến ngay trước bữa ăn để tránh đầy bụng, dẫn đến bỏ bữa chính hoặc ăn bữa chính không trọn vẹn. Không ăn yến ngay sau bữa ăn vì lúc này bụng đã no, cơ thể sẽ không hấp thu được hết các dưỡng chất trong yến sào. Không sử dụng yến ngay trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Về cách chế biến và loại yến nên sử dụng
Yến sào dựa theo cách chế biến có thể chia thành nhiều loại như yến sào công nghiệp đóng hũ, yến chưng sẵn thủ công và yến sào thô mua về tự chưng. Trong đó, nước yến sào công nghiệp thường được sử dụng do tiện dụng, hương vị thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên mua yến sào về để tự chưng nếu có thời gian và khả năng nấu nướng.
Yến sào chưng sẵn mặc dù tiện dụng nhưng có chứa chất bảo quản, thường dùng yến vụn, không chắc chắn các thành phần có tỷ lệ yến thật sử dụng cao hay không. Cũng rất dễ mua phải nước yến giả, có trộm mủ trôm, nấm tuyết và các nguyên liệu giống yến khác. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mua yến về tự chưng vẫn là cách tốt nhất.
Trong quá trình chế biến yến sào, để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Theo các chuyên gia, chưng yến được đánh giá là cách chế biến có thể giúp giữ được trọn vẹn các dưỡng chất có trong thực phẩm này.
- Yến nên chưng ở nhiệt độ từ 80 – 90 độ C, không nên chưng ở nhiệt độ cao để tránh làm mất các dưỡng chất quý giá có trong yến sào. Ngoài ra, khi chưng yến cũng nên đậy nắp, tránh chưng quá 40 phút.
- Các nguyên liệu chưng cùng yến nên được sơ chế, chế biến trước, không nên chưng cùng lúc với yến vì sẽ dễ bị sống, không được thơm ngon hấp dẫn.
- Trong quá trình chưng yến, đường phèn nên được cho vào sau cùng, không nên chưng cùng yến để tránh yến bị sượng, không ngon.
Một số lưu ý khi sử dụng yến sào cho người bệnh xương khớp
Có thể thấy, có rất nhiều tác dụng của yến sào với bệnh thoái hóa khớp, có thể giúp người bệnh giảm đau, hỗ trợ thúc đẩy làm lành các tổn thương do bệnh gây ra. Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng yến thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Thế nhưng, trong quá trình mua và sử dụng yến, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Yến sào không thích hợp sử dụng cho người bị ho nhiều đàm loãng và trong, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu…
- Không dùng yến sào khi đang bị ăn uống không tiêu, chướng bụng đầy bụng, sốt thực nhiệt, phong hàn, phong nhiệt, cảm mạo… Lúc này hệ tiêu hóa của chúng ta tương đối yếu, quá trình chuyển hóa của cơ thể kém, ăn yến sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Không nên dùng tổ yến với liều lượng cao, quá thường xuyên vì muốn yến nhanh chóng phát huy tác dụng sẽ rất dễ bị thừa chất, lạnh bụng, tiêu chảy. Cũng không nên thỉnh thoảng mới dùng tổ yến hay chỉ ăn yến khi bệnh. Yến sào nên được dùng đều đặn, kiên trì trong thời gian dài mới tốt cho sức khỏe.
- Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được bán với mức giá tương đối cao, rất dễ bị làm giả, bị trộn phụ liệu giống yến. Khi mua yến sào, không nên ham rẻ, nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, giá cả được niêm yết rõ ràng cụ thể, nguồn gốc yến được công khai rõ ràng, minh bạch.
Trên đây là một số tác dụng của yến sào với bệnh thoái hóa khớp mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua yến sào ở đâu tốt, nhận được nhiều đánh giá tích cực, có hàm lượng dinh dưỡng cao thì có thể tham khảo Yến sào Vietfarm. Đây là một trong những địa chỉ cung cấp yến sào chính gốc Nha Trang Khánh Hòa uy tín, chất lượng với giá cả phải chăng, thông tin sản phẩm được cung cấp rõ ràng, trung thực.
- 6 Công dụng của yến sào với làn da của phái đẹp ít ai ngờ đến
- 9 Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Già Có Thể Bạn Chưa Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!