Tổ Yến Kỵ Với Thực Phẩm Nào? Tổ Yến Kỵ Gì? Nắm Rõ Khi Muốn Sử Dụng
Để sử dụng yến sào mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, người sử dụng cần nắm được tổ yến kỵ với thực phẩm nào, tổ yến kỵ gì. Mục đích là nhằm tránh các thực phẩm này tương khắc với nhau, làm giảm tác dụng của nhau hoặc có thể sinh ra độc tố, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của người sử dụng
Tổ yến kỵ với thực phẩm nào?
Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo, nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng tổ yến cần kiêng kỵ với bất cứ loại thực phẩm nào.
Bạn không cần phải lo lắng việc kết hợp yến với các thực phẩm không phù hợp sẽ khiến yến mất chất, giảm giá trị dinh dưỡng hay sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe.
Chỉ cần sử dụng yến đúng liều lượng, chế biến và ăn yến đúng cách, người dùng sẽ nhận được những tác dụng tuyệt vời mà yến sào mang lại.
Tổ yến kỵ gì?
Theo y học cổ truyền, yến sào vị ngọt, tính bình nhưng thiên hàn, nổi tiếng với tác dụng bổ phế, dưỡng âm, trừ ho, định suyễn… có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Mặc dù không kiêng kỵ với bất kỳ thực phẩm nào, tuy nhiên, trong quá trình chế biến và sử dụng, yến sào lại kỵ với những vấn đề sau đây:
Tổ yến kỵ gì khi sơ chế
Nhiều người thường quan niệm rằng, ngâm yến càng lâu thì yến càng nở nhiều, sợi yến cũng trở nên mềm, dễ ăn hơn.
Tuy nhiên, thực tế, yến sào chỉ nên được ngâm trong một thời gian nhất định, ngâm quá lâu sẽ khiến yến dễ mất chất, không còn bổ dưỡng như ban đầu nữa. Thời gian ngâm sẽ phụ thuộc vào từng loại yến, thường là:
- Yến tinh chế: Chỉ nên ngâm từ 20 – 30 phút, do yến đã được ngâm nở từ trước rồi sấy khô trở lại nên rất nhanh nở
- Yến rút lông nguyên tổ: Loại này được rút lông bằng kỹ thuật rút lông khô, chỉ xịt ẩm, không ngâm nước nên thường phải ngâm trong 40 – 60 phút để yến nở
- Tổ yến thô: Chưa trải qua bất kỳ công đoạn sơ chế nào nên thời gian ngâm nở cần thiết thường từ 1 – 2 tiếng. Sau khi yến nở bạn cần phải dùng nhíp làm sạch lông, rửa cho yến sạch bụi bẩn và tạp chất rồi mới có thể sử dụng.
Ngoài ra, tổ yến kỵ với nhiệt độ cao khi sơ chế. Nhiều người cho rằng dùng nước ấm, nước nóng ngâm yến sẽ khiến yến nhanh nở hơn, tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, điều này chỉ khiến yến dễ mất đi các chất dinh dưỡng hơn mà thôi. Do đó, bạn chỉ nên ngâm tổ yến bằng nước lạnh, nước ở nhiệt độ bình thường.
Yến sào kỵ gì khi chế biến
Một trong những sai lầm thường gặp ở những người không thường xuyên dùng yến đó chính là chưng, nấu yến ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để chưng yến là từ 80 – 90 độ C. Nấu yến ở nhiệt độ cao sẽ khiến yến dễ mất chất, không còn thơm ngon, bổ dưỡng như trước nữa.
Bên cạnh đó, khi dùng yến để nấu cháo, súp thì cần chưng yến trước, khi các món ăn này chín, yến chưng chín thì mới cho yến vào sau cùng, đun thêm vài phút rồi tắt bếp. Tuyệt đối không nấu trực tiếp yến trên lửa để tránh khiến các dưỡng chất trong yến bị bay hơi bởi nhiệt độ cao.
Tổ yến kỵ với gì khi bảo quản
Để đảm bảo được dưỡng chất, cũng như để không bị hư hỏng, yến sào cần được sử dụng ngay hoặc được bảo quản đúng cách.
- Tổ yến thô: có thể để được trong 2 – 3 năm ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào yến.
- Yến đã được ngâm nở (yến tươi): bạn có thể cho vào túi zip, hộp kín, túi nilon kín bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (dùng được trong 7 ngày) hoặc bảo quản ở ngăn đông (bảo quản được 3 tháng).
- Yến chưng: cần sử dụng sớm để tránh làm yến mất chất, giảm hương vị. Nếu không dùng hết thì có thể cho yến vào chai/hũ/hộp có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Yến đã chưng để ở ngoài không quá 5 – 8 tiếng, yến được bảo quản trong tủ lạnh có thể để được trong 1 tuần. Không nên dùng khi sợi yến có cảm giác nhão, đổi màu để tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…
Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản yến đã chưng hạn chế mất chất
Những trường hợp cần kiêng sử dụng yến sào
Yến sào rất tốt cho sức khỏe, hầu như ai cũng có thể sử dụng các món ăn được chế biến từ loại thực phẩm này. Tuy nhiên, yến sào giàu đạm, thiên về tính hàn, do đó, nếu thuộc những đối tượng dưới đây thì bạn nên kiêng, tránh sử dụng loại thực phẩm này, bao gồm:
Trẻ em chưa đủ 7 tháng tuổi
- Trẻ dưới 7 tháng tuổi không nên ăn yến hay sử dụng các sản phẩm từ yến. Bắt đầu từ 6 tháng trẻ mới tập làm quen với ăn dặm, yến sào quá nhiều dưỡng chất, không thích hợp cho giai đoạn tập ăn dặm của bé.
- Từ 7 tháng tuổi trở lên, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen dần với thực phẩm thì mới nên dùng yến. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ vẫn nên đợi khi con trên 1 tuổi, hệ tiêu hóa tương đối ổn định, có thể hấp thu được dưỡng chất trong yến thì mới cho con sử dụng.
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
Dưới 3 tháng là giai đoạn thai nhi đang cần ổn định trong tử cung, không thích hợp để sử dụng những thực phẩm có tính hàn, sẽ không tốt cho sự phát triển của em bé. Việc sử dụng yến trong giai đoạn này cần có ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa sản, mẹ không nên tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ gây nguy hại đến sức khỏe.
Sau 3 tháng, chúng ta hoàn toàn có thể dùng yến thường xuyên và đều đặn. Sử dụng yến lúc này sẽ rất tốt cho sự hồi phục sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Bà Bầu Uống Nước Yến Có Tốt Không? Cần Lưu Ý Gì?
Người đang bị đầy bụng, khó tiêu
Yến sào có thể kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bị đầy bụng, khó tiêu, bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng thực phẩm này.
Lý do là lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu các dưỡng chất trong yến sào. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng yến khi đường ruột đã ổn định, không còn bị đầy bụng nữa.
Người đang mắc bệnh viêm nhiễm
Yến sào cũng không thích hợp sử dụng cho người hiện đang mắc các bệnh cấp tính như viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp tính, viêm loét ngoài da, viêm đường tiết niệu… Lúc này, cơ thể đang tập trung để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Bạn chỉ nên ăn yến khi cơ thể đã hồi phục, điều này sẽ giúp tăng cường đề kháng, hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Người bị sốt, ho nhiều đờm lỏng và trong
Không sử dụng yến sào khi đang bị sốt thực nhiệt, phong hàn, cảm mạo, ho nhiều đờm lỏng và trong… Các trường hợp này ăn yến chỉ khiến tình trạng sức khỏe thêm nghiêm trọng, gây gia tăng các triệu chứng bệnh mà thôi.
Bạn cũng chỉ nên ăn yến sau khi đã hết sốt, tình trạng sức khỏe và hệ tiêu hóa đã dần ổn định, không nên ăn các thực phẩm chứa quá nhiều dưỡng chất như yến sào.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng yến sào
- Chưng yến bằng thố, chén, bát thủy tinh, sứ, sành để tránh mất chất.
- Đậy nắp khi chưng để giữ dưỡng chất quý giá.
- Phương pháp chưng cách thủy được đánh giá là cách chế biến yến sào tốt nhất.
- Kết hợp yến sào với nhiều nguyên liệu như táo đỏ, hạt sen, bạch quả.
- Sử dụng liều lượng hợp lý: trẻ 1-3 tuổi 1-2g/lần; 3-10 tuổi 2-3g/lần; trên 10 tuổi và người lớn 3-5g/lần, 2-3 lần/tuần.
- Mua yến sào chất lượng tại Yến sào Vietfarm để đảm bảo an toàn và giá tốt.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tổ yến kỵ với thực phẩm nào. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn biết cách sử dụng và chế biến yến phù hợp, tốt nhất cho sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!