Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh tật

Bệnh nhân ung thư có thể sử dụng yến sào để tăng cường sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng nhằm tăng nguồn dự trữ giúp cơ thể chống chọi tốt với bệnh tật. Yến sào là loại thực phẩm chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, thường được bổ sung để chống suy nhược cơ thể, nâng cao đề kháng, giúp người bệnh có sức khỏe tốt để chống chọi với bệnh tật. Sau đây là một số cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư giúp hạn chế suy kiệt cơ thể, hỗ trợ hỗ phục sức khỏe mà bạn có thể tham khảo.

Người bị ung thư có nên sử dụng yến sào hay không?

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên sử dụng yến sào cho người mắc bệnh ung thư hay không. Nhiều người cho rằng, yến sào có chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh khiến cho bệnh tình của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân còn được khuyên rằng nên ăn thực dưỡng, chỉ dùng các thực phẩm ít dinh dưỡng, kiêng thịt, thậm chí còn khuyên nên nhịn ăn để tiêu diệt tế bào ung thư.

Bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sử dụng yến sào để nâng cao sức khỏe
Bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sử dụng yến sào để nâng cao sức khỏe

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, điều trị ung thư là một quá trình dài lâu, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, đa dạng dưỡng chất, cố gắng ăn uống nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, ngừa suy kiệt cơ thể do thiếu hụt dưỡng chất. Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý sẽ có thể hạn chế được quá trình suy kiệt, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hồi phục cơ thể tốt hơn, giúp đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị ung thư.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Hindawi (chuyên về khoa học, kỹ thuật, y học trên thế giới), yến sào hoàn toàn không làm tăng cường hay thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển. Một nghiên cứu khác trên tạp chí khoa học NCBI (thuộc Viện y tế quốc gia Mỹ), yến sào có thể làm giảm đáng kể các tổn thương miễn dịch ở đường ruột do hóa trị liệu, là một liệu pháp bổ trợ làm giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu.

Do đó, với thắc mắc người bị ung thư có nên sử dụng yến sào hay không thì câu trả lời từ các chuyên gia của Yến sào Vietfarm chính là có. Người bệnh nên sử dụng yến đúng cách đúng liều lượng để tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, bệnh nhân và người nhà cần tư vấn thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để được thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu riêng của bản thân.

Tác dụng của yến sào đối với bệnh nhân ung thư

Có thể thấy, người đang điều trị ung thư hoàn toàn có thể sử dụng yến sào để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, yến sào cũng mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh như:

  • Yến sào chứa đến 42 – 59% protein, 18 loại acid amin, 31 loại khoáng chất, nguyên tố vi lượng, vitamin là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, tuyệt vời cho người suy nhược sức khỏe, người bệnh cần hồi phục, tăng cường sức khỏe, tăng cường đề kháng
  • Trong yến sào có chứa khoảng 4.9 – 6.3% acid aspartic, 2.9% Threonine, 2.9% proline giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục vết thương. Chứa 2.7% phenylalanine giúp tăng cường vận chuyển oxy, chứa acid aspartic giúp hỗ trợ tăng trưởng các mô cơ, tái tạo tế bào, từ đó cân bằng lại phần nào lượng hồng cầu đã mất. Do sau quá trình xạ trị, hóa trị, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của cơ thể người bệnh thường suy giảm đáng kể
  • Yến sào còn chứa 0.03% Crom, 2.7 – 4.5% phenylalanin giúp tăng cường hệ tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp giảm cảm giác khô miệng, khó nuốt, chán ăn, ăn uống không ngon miệng ở người bệnh ung thư. Từ đó giúp bệnh nhân ăn nhiều, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, thuốc, cải thiện sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
  • Yến sào cũng giúp làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa trị liệu, làm gia tăng và kích hoạt tế bào B-cell (loại tế bào bạch huyết của nhóm tế bào lympho, hoạt động trong thành phần của hệ miễn dịch).
  • Ngoài ra, yến sào còn chứa lysine, N-acetylglucosamine giúp tăng cường hấp thu canxi, tăng khả năng hồi phục sụn khớp cho bệnh nhân nằm lâu ngày do phẫu thuật. Chứa tyrosine và acid sialic giúp hồi phục sức khỏe cho người bị nhiễm xạ hoặc tổn thương tế bào hồng cầu trong quá trình điều trị ung thư.

Nhìn chung, yến sào mang đến nhiều tác động tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng tỏ rằng yến sào là thực phẩm điều trị ung thư. Thực phẩm này không phải là thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nó chỉ giúp nâng cao sức khỏe, khả năng chống chọi với bệnh tật cho người bệnh mà thôi. Chỉ nên bổ sung dưới dạng thực phẩm tăng cường sức khỏe, kết hợp cùng phác đồ điều trị của bác sĩ và một chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng dưỡng chất.

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh tật

Thực tế, có rất nhiều cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, hỗ trợ làm giảm tình trạng suy giảm miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây ra. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư an toàn, hiệu quả, tốt cho sức khỏe thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Yến chưng đường phèn tăng cường sức khỏe

Yến chưng đường phèn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, có thể dùng được cho hầu hết mọi người bệnh. Theo các chuyên gia nghiên cứu, chưa có bằng chứng nào chứng minh đường phèn có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư. Ngược lại, đường phèn có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tâm trạng, cảm xúc cho người bệnh.Tuy nhiên, cần sử dụng đường với liều lượng vừa phải, không quá 25g đường mỗi ngày, không dùng món ăn này trước khi đi ngủ 1 giờ.

Yến chưng đường phèn là món ăn bổ dưỡng, dễ thực hiện
Yến chưng đường phèn là món ăn bổ dưỡng, dễ thực hiện

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Yến sào bạn ngâm cho nở đều và mềm, đối với tổ yến tinh chế thì ngâm trong 20 – 30 phút, tổ yến thô thì ngâm 1 – 2 tiếng, sau đó dùng nhíp nhặt sạch lông, lọc rửa nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
  • Khi yến nở đều, đã sạch bạn lọc yến qua rây, bỏ nước ngâm, tách yến thành sợi nhỏ để dễ sử dụng
  • Cho yến vào thố chưng chuyên dụng, thêm nước, đậy nắp, chưng trong 20 – 30 phút (nếu thích sợi yến mềm thì chưng lâu hơn nhưng không nên quá 40 phút)
  • Sau đó cho đường phèn, vài lát gừng tươi được cắt sợi vào, khuấy đều, đậy nắp, chưng tiếp 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm.

Lưu ý: Không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thể dùng được đường phèn. Cần hạn chế, tránh sử dụng khi bạn mắc tiểu đường, tổn thương gan, thận, bị huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, béo phì…

2. Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư với hạt sen

Hạt sen vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, dưỡng tim, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị ung thư hoặc vừa thực hiện xạ trị, hóa trị. Hạt sen có thể ngăn chặn sự hình thành Nitrit, từ đó có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, có tác dụng tốt trong việc khống chế ung thư họng, mũi, ung thư phổi nhiệt thấp, ung thư cổ tử cung…Yến chưng hạt sen là món ăn rất tốt cho sức khỏe mà người mắc bệnh ung thư nên sử dụng thường xuyên, đều độ.

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • 10 hạt sen
  • Đường phèn
  • Vài lát gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Sơ chế tổ yến như cách 1, sau khi yến nở mềm thì lọc qua rây, đổ bỏ phần nước ngâm, tách yến thành sợi nhỏ để dễ sử dụng
  • Hạt sen rửa sạch, cho nồi lên bếp với một ít nước, đun sôi, đổ hạt sen vào luộc cho mềm rồi vớt ra
  • Cho yến sào vào thố chuyên dụng, thêm 200 – 250ml nước, đậy nắp, cho vào nồi chưng yến, đem chưng cách thủy trong 20 phút
  • Sau đó cho đường phèn, hạt sen đã luộc chín và vài lát gừng tươi vào, đậy nắp, tiếp tục chưng thêm 10 – 15 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm.

Lưu ý: Sử dụng hạt sen điều độ, không dùng cho người bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Không dùng hạt sen còn tâm sen cho người mắc bệnh tim mạch vì tâm sen chứa alkaloid có thể làm ảnh hưởng đến đến sức khỏe của tim.

3. Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư với táo đỏ

Bên cạnh hạt sen, táo đỏ cũng là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân ung thư có thể sử dụng được. Táo đỏ vị ngọt, tính ấm, có thể cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức khỏe, giúp ngăn chặn hoạt động của gốc tự do. Táo đỏ còn chứa phyto demicals có thể chống lại các chất ung thư, rất tốt trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt. Táo đỏ còn giúp an thần, bổ máu, ngừa suy nhược cơ thể, giúp ngủ ngon, cải thiện tinh thần.

Món yến chưng táo đỏ hạt sen rất tốt cho sức khỏe người bị ung thư
Món yến chưng táo đỏ hạt sen rất tốt cho sức khỏe người bị ung thư

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • 10 hạt sen
  • 4 – 6 quả táo tàu
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Sơ chế yến sào, ngâm yến với nước cho nở mềm đều, sau khi yến mềm, sạch thì lọc qua rây, đổ bỏ phần nước ngâm, tách yến thành sợi nhỏ
  • Hạt sen ngâm với nước nóng 30 phút, táo đỏ rửa sạch, cắt đôi; sau đó cho nồi lên bếp, thêm một ít nước, đun sôi, cho hạt sen vào luộc cho mềm, tắt bếp, vớt ra
  • Yến đã làm sạch bạn cho vào thố hoặc chén/bát có nắp đậy, thêm táo đỏ, đổ vào khoảng 200 – 250ml nước, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 20 phút ở lửa nhỏ
  • Sau đó cho hạt sen đã luộc mềm, đường phèn, vài lát gừng tươi vào, chưng thêm 15 phút rồi tắt bếp, thưởng thức.

Tham khảo thêm: Các cách chưng yến với táo đỏ mà Yến sào Vietfarm đã tổng hợp

4. Cách chưng yến với nhân sâm cho người bệnh ung thư

Có rất nhiều nghiên cứu, đánh giá về vai trò và tác dụng của việc sử dụng nhân sâm trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Một nghiên cứu tại Thượng Hải, Trung quốc cho thấy, người sử dụng nhân sâm có điểm chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn so với nhóm bệnh nhân ung thư không sử dụng.

Một số nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư vú điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cho thấy việc sử dụng hồng sâm có thể làm giảm đáng kể tái phát khối u. Nhân sâm cũng làm giảm tỷ lệ tử vong ở nam giới mắc bệnh ung thư đáng kể so với nữ giới. Do đó, người bệnh ung thư cũng có thể sử dụng yến chưng nhân sâm để tăng cường sức khỏe, khả năng chống chọi với bệnh tật.

Nguyên liệu:

  • 3 – 5g yến sào
  • 3g nhân sâm khô
  • Đường phèn
  • Táo đỏ, hạt sen (có thể có hoặc không tùy thích)

Cách thực hiện: 

  • Yến sào ngâm với nước cho nở, nếu dùng tổ yến thô thì ngâm 1 – 2 tiếng, làm sạch lông, bụi bẩn và tạp chất trên yến, nếu dùng tổ yến tinh chế thì ngâm 20 – 30 phút, dùng yến nguyên tổ rút lông thì ngâm 30 – 40 phút
  • Nhân sâm, táo đỏ, hạt sen rửa sạch. Cho nồi lên bếp, thêm nước, đun sôi, cho hạt sen vào luộc cho mềm rồi tắt bếp, vớt ra
  • Cho yến sào, táo đỏ cắt đôi, nhân sâm vào thố chưng hoặc chén/bát có nắp đậy, đổ nước, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 20 phút ở lửa nhỏ
  • Sau đó cho đường phèn, hạt sen vào, tiếp tục chưng thêm 15 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm.

Lưu ý: Trước khi sử dụng món yến chưng với nhân sâm, bạn tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhân sâm có thể gây tương tác với một số thuốc điều trị ung thư như paclitaxel, vincristin, thuốc kháng retrovirus như saquinavir, ritonavir, thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin, tacrolimus… Một số ginsenoside trong nhân sâm có thể làm giảm quá trình kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư làm tăng hiệu quả trị liệu. Chỉ nên dùng 3 – 9g dạng bột rễ nhân sâm, không quá 15g nhân sâm/ngày để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

5. Cách làm món yến chưng gừng cho người bị ung thư

Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư tốt, giúp tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật thì có thể tham khảo món yến chưng gừng. Gừng giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, giảm đau nhức đầu, chữa rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa cảm mạo, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm tắc nghẽn mạch máu và nguy cơ đột quỵ. Trong gừng có chứa hoạt chất 6-shogaol có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ, tốt trong việc hỗ trợ điều trị ung thư đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Đặc biệt, gừng còn có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm tình trạng buồn nôn, khó chịu do một số loại thuốc điều trị ung thư gây ra. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester (Mỹ), gừng giúp giảm đáng kể hiện tượng nôn ở các bệnh nhân điều trị hóa chất, liều lượng tốt nhất là từ 0.5 – 1g gừng. Do đó, chúng ta cũng có thể sử dụng món yến chưng gừng để nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng buồn nôn khi điều trị ung thư bằng hóa chất.

Gừng được chứng minh là có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, làm giảm tình trạng buồn nôn khi điều trị bằng hóa chất
Gừng được chứng minh là có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, làm giảm tình trạng buồn nôn khi điều trị bằng hóa chất

Nguyên liệu: 

  • 3 – 5g yến sào
  • Vài lát gừng tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Sơ chế yến sào như cách trên, sau khi yến nở mềm thì lọc yến qua rây, đổ bỏ nước ngâm, tách yến thành sợi nhỏ để sử dụng
  • Cho yến vào thố chưng chuyên dụng, đổ nước ngập yến, đậy nắp, cho vào nồi, đem chưng cách thủy trong 20 – 30 phút
  • Sau đó cho vài lát gừng và một ít mật ong vào, khuấy đều, chưng thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm.

Lưu ý: Được biết, gừng được nấu hoặc nướng trong 2 – 6 phút thì khả năng chống oxy hóa tăng lên đến 6 lần, nếu nấu lâu hơn 8 phút thì khả năng chống oxy hóa sẽ giảm đi đáng kể. Không dùng quá 4g gừng/ngày, không sử dụng nếu sắp phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu. Thận trọng khi sử dụng yến chưng gừng, mật ong cho người bị ung thư dị ứng với phấn hoa, mật ong, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng yến sào cho bệnh nhân ung thư

Có thể thấy, yến sào là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng được cho người mắc bệnh ung thư. Khi sử dụng yến sào, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng để biết được liều lượng, cách dùng phù hợp. Tùy vào mỗi loại bệnh, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, không phải ai cũng giống ai. Ngoài ra, cũng cần thận trọng khi sử dụng để tránh tương tác với phương pháp điều trị và loại thuốc đang sử dụng.
  • Theo các chuyên gia, liều lượng yến sào tốt nhất nên là 3 – 5g/ngày, tối đa 10 – 15g mỗi tuần, tức là bạn nên dùng cách ngày, đều đặn trong nhiều tuần. Nên xin tư vấn của bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều lượng sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị
  • Thời điểm tốt nhất để sử dụng yến là trước khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng giữa các bữa ăn chính, lúc bụng đói để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
  • Khi chế biến yến, nên chưng ở nhiệt độ thấp, dưới 100 độ C, không nấu ở nhiệt độ cao, không ngâm và chế biến yến trong thời gian dài để tránh thất thoát các dưỡng chất quý giá có trong thực phẩm này.
  • Ngoài các cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư đã đề cập, bạn cũng có thể chưng yến với sữa tươi, yến chưng đông trùng hạ thảo, tổ yến hầm chim bồ câu, yến sào nấu nếp than…

Trên đây là một số cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật mà bạn có thể tham khảo. Khi sử dụng yến, bạn nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để mua được sản phẩm chất lượng, tránh mua phải hàng kém chất lượng, bị làm giả, tẩy hóa chất… ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 15:21 - 06/09/2023 - Cập nhật lúc:05:49 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút