Bật Mí Cách Chưng Yến Không Bị Tanh Hiệu Quả Bạn Nên Biết
Tổ yến được làm từ dãi chim yến nên thường có mùi tanh đặc trưng, sau khi chưng lên yến vẫn có mùi tanh tự nhiên khá giống với mùi lòng trắng trứng gà. Để chưng yến không bị tanh, trong quá trình chế biến bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ nhằm cải thiện vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách chưng không bị tanh giúp yến có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn và khử được mùi tanh đặc trưng của yến sào.
Tại sao yến sào sau khi chưng vẫn có mùi tanh?
Yến sào hay tổ yến là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trong tổ yến có chứa đến 42 – 56% protein, nhiều loại acid amin, vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng đặc biệt cần thiết cho cơ thể. Yến được làm từ dãi ở tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến. Trong đó, loại chim yến phổ biến, có số lượng đàn đông nhất ở Việt Nam hiện nay là chim yến hàng, cho tổ màu trắng, đôi khi cũng xuất hiện các tổ yến có màu vàng cam, đỏ hồng, đỏ thẫm…
Tổ yến có mùi tanh đặc trưng khá giống với mùi của lòng trắng trứng gà. Với những người khứu giác nhạy bén, không thích mùi này sẽ có cảm giác khó chịu, khiến hương vị của món ăn bị giảm đi đáng kể, không thật sự thơm ngon như đánh giá của nhiều người. Lý do mà tổ yến có mùi tanh là vì chúng được làm từ dãi của chim yến, là nơi mà chim yến sử dụng để đẻ, ấp trứng và nuôi chim non. Việc chim yến tạo ra tổ và thường xuyên ở trong tổ sẽ khiến yến có mùi tanh đặc biệt này. Đây là mùi tự nhiên, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay chất lượng sản phẩm.
Chính vì là mùi tự nhiên của tổ yến, nên dù chưa chế biến hay đã chế biến thì yến vẫn có mùi tanh nhẹ. Mùi này sẽ rõ ràng hơn khi yến được chưng lên và giảm đi, còn phảng phất rất nhẹ khi yến được để nguội hoặc ướp lạnh. Hơn hết, mùi tanh đặc trưng, riêng biệt này còn là dấu hiệu để chúng ta có thể nhận biết, phân biệt được yến sào thật giả khi mua và chế biến loại thực phẩm này.
Cách nhận biết yến sào thật – giả qua mùi thơm của yến như sau:
- Khi ở dạng thô, tổ yến thật thường có mùi tanh đặc trưng hơi giống với mùi lòng trắng trứng gà. Bên cạnh đó, tổ còn có mùi mốc nhẹ tự nhiên do được làm từ nước bọt của chim yến. Trong khi đó, tổ yến giả có mùi lòng trắng trứng gà khá nồng hoặc không có mùi hay có mùi nhân tạo, mùi hắc khó chịu.
- Khi ngâm với nước trong 30 phút, tổ yến thật vẫn giữ mùi tanh đặc trưng, sợi yến nở nhưng vẫn giữ nguyên màu sắc, hình dáng sợi, không làm nước ngâm đổi màu. Trong khi đó, tổ yến giả sẽ có mùi của hóa chất, phụ gia hoặc sau khi ngâm không có mùi, hơn nữa, màu sắc của nước ngâm yến thường có sự thay đổi, có thể có màu vàng nhẹ.
- Khi chưng yến, tổ yến thật được chưng lên có mùi tanh tương đối nồng, tổ yến giả có mùi hắc khó chịu. Sau khi tổ yến thật được để nguội, mùi tanh đặc trưng này thường giảm đi đáng kể, nếu được hâm nóng sẽ xuất hiện trở lại, hoàn toàn không mất đi.
Yến sào Vietfarm đã có hướng dẫn cụ thể để nhận biết tại bài viết: Làm sao phân biệt được Yến thật và Yến giả với mắt thường?
Cách chưng yến không bị tanh hiệu quả
Tanh là mùi tự nhiên, đặc trưng của yến sào, do đó, chúng ta không thể rửa, ngâm lâu để mùi tanh này biến mất được. Theo các chuyên gia, tổ yến thật khi được chưng lên thì mùi tanh (mùi thơm) càng đặc trưng, mùi thơm này chỉ giảm đi khi để nguội yến hoặc sử dụng các mùi hương khác để làm giảm đi mùi của tổ yến mà thôi. Trường hợp yến sau khi ngâm nở hoặc khi chưng lên mà mùi yến biến mất, không còn nữa, tính chất sợi yến thay đổi thì rất có thể bạn đã mua phải yến giả, yến kém chất lượng.
Một số cách chưng yến không tanh, giúp giữ được trọn vẹn dưỡng chất có trong loại thực phẩm này mà còn khiến món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn có thể kể đến như:
- Sử dụng gừng: Đa phần, các món yến sào sau khi được chưng xong, người ta sẽ bỏ thêm vài lát gừng cắt sợi vào sau cùng, cùng với đường phèn rồi chưng thêm 5 phút nữa. Gừng được dùng để khử mùi tanh của yến, giúp món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn. Hơn nữa, yến tính bình thiên hàn, gừng tính ấm, cho gừng vào yến sẽ giúp món ăn trở nên trung hòa, tốt hơn cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
- Sử dụng lá dứa: Lá dứa có mùi thơm đặc trưng, có thể giúp món ăn thơm ngon, đậm vị, hấp dẫn hơn. Với những người không thích mùi tanh của yến sào, bạn có thể sử dụng lá dứa để chưng cùng yến. Loại lá này có mùi thơm nồng nàn, thường được dùng để tăng màu sắc, hương vị cho các món ăn, thức uống và hoàn toàn có thể chưng cùng yến sào. Hơn nữa, lá dứa còn có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng thanh nhiệt, giảm căng thẳng mệt mỏi, bảo vệ đường ruột, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn…
- Chưng yến cùng các nguyên liệu khác: Việc chưng yến cùng các nguyên liệu khác cũng là một trong những cách chưng yến không bị tanh mà bạn có thể tham khảo. Yến sào kỵ với thực phẩm nào không, câu trả lời là không, chúng ta có thể kết hợp tổ yến chưng cùng đông trùng hạ thảo, nhụy hoa nghệ tây, hạt sen, táo đỏ, hạt chia, bạch quả, nước dừa, nha đam, câu kỷ tử, nhãn nhục… đều được. Tùy vào khẩu vị mà bạn lựa chọn nguyên liệu chưng cùng sao cho phù hợp. Mùi thơm của các nguyên liệu này sẽ khiến mùi tanh của yến giảm đi đáng kể. Trường hợp bạn muốn khử mùi tốt hơn thì sau khi chưng yến chín, bạn nên cho vài lát gừng tươi cắt sợi vào, chưng cùng để món ăn thơm ngon, dễ sử dụng hơn.
Ngoài ra, để giúp giảm mùi tanh của yến sào, bên cạnh việc sử dụng gừng để khử mùi hay chưng yến cùng với các nguyên liệu khác, chúng ta có thể cho yến vào chai/hũ thủy tinh có nắp đậy, ướp lạnh và sử dụng. Yến sào sau khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì mùi sẽ giảm đi đáng kể, mùi tanh chỉ xuất hiện trở lại khi bạn hâm nóng hoặc sử dụng yến sào khi đang nóng.
Gợi ý một số cách chưng yến không tanh đơn giản, dễ thực hiện
Yến sào có thể giảm mùi tanh khi được chưng cùng gừng và nhiều nguyên liệu khác. Thông thường, mùi tanh của yến tương đối nhẹ, không quá nồng và khó ngửi. Trường hợp yến có mùi tanh hôi, mùi hắc, tanh nồng nghiêm trọng thì rất có thể bạn đã mua phải loại bị phết lòng trắng trứng, bị tẩy hóa chất, tẩm chất bảo quản hoặc tổ yến đã bị hỏng. Đối với những tổ yến thật, mùi của thực phẩm này được đánh giá là tanh nhẹ, ngược lại với nhiều người đây lại là mùi thơm dễ ngửi.
Sau đây là một số cách chưng yến không tanh, giúp món ăn thơm ngon, có hương vị trọn vẹn mà bạn có thể tham khảo như:
1. Cách chưng yến với đường phèn không tanh
Yến chưng đường phèn là một trong những món ăn đơn giản từ yến sào. Nguyên liệu chính chỉ là yến sào và đường phèn, do đó cách chế biến món ăn này cũng hết sức dễ thực hiện, không cầu kỳ, rườm rà phức tạp. Nếu muốn món ăn không có mùi tanh của yến, bạn nên cho gừng tươi vào sau khi chưng.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- Đường phèn
- Vài lát gừng tươi
Cách thực hiện:
- Yến sào bạn ngâm cho nở, nếu dùng yến tinh chế thì ngâm 20 – 30 phút, yến rút lông nguyên tổ ngâm 40 – 60 phút
- Sau khi yến nở đều, chúng ta lọc yến qua rây, tách yến thành sợi nhỏ để dễ sử dụng hơn
- Cho yến sào vào thố chưng, đổ nước ngập yến, đậy nắp, đem chưng cách thủy trong 30 phút
- Sau khi yến chín mềm thì cho đường phèn, gừng tươi cắt sợi vào, tiếp tục chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp
- Có thể thưởng thức khi còn nóng hoặc ướp lạnh để sử dụng đều được.
2. Cách chưng yến với lá dứa không tanh
Lá dứa còn gọi là lá nếp dứa, lá thơm, không những có thể giúp món ăn có màu sắc độc đáo, mới lạ mà còn mang đến mùi thơm hấp dẫn cho món ăn, thức uống. Lá dứa thường được chưng cùng yến sào để khử mùi tanh của yến, đồng thời giúp món ăn gia tăng hương vị và hiệu quả đối với sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- 2 lá dứa
- Đường phèn
- Gừng tươi
- Nguyên liệu khác như hạt sen, hạt chia, táo đỏ…
Sơ chế nguyên liệu:
- Yến sào bạn ngâm với nước cho nở, thời gian ngâm tùy thuộc vào loại yến sử dụng, riêng yến tinh chế thì ngâm 20 – 30 phút là đủ
- Lá dứa rửa sạch, ngâm với nước khoảng 80 độ C trong 10 phút để tránh tình trạng lá dứa bị đắng khi nấu
- Hạt sen, táo đỏ rửa sạch; cho nước vào nồi, đun sôi, bỏ hạt sen và táo đỏ vào, nấu đến khi hạt sen mềm, táo đỏ nở thì tắt bếp; hạt chia ngâm với một ít nước lọc cho nở
Cách thực hiện:
- Yến sào sau khi nở bạn tách thành sợi nhỏ, cho vào thố chưng yến hoặc chén/bát có nắp đậy
- Đổ lượng nước vừa đủ vào, lần lượt cho hạt sen, táo đỏ vào, đậy nắp, cho vào nồi, đem chưng cách thủy ở lửa nhỏ trong 20 phút
- Sau đó cho lá dứa, đường phèn, vài lát gừng tươi đã được cắt sợi vào, chưng thêm 10 phút thì tắt bếp
- Thưởng thức khi yến còn ấm hoặc ướp lạnh để dùng đều được.
Tham khảo thêm: 8 Công Thức Yến Chưng Lá Dứa Đúng Chuẩn, Bổ Dưỡng
3. Cách làm món yến chưng táo đỏ, nhãn nhục, kỷ tử, hạt sen
Yến chưng kỷ tử, long nhãn, táo đỏ, hạt sen còn được gọi là món yến chưng tứ vị. Đây là 4 nguyên liệu quen thuộc thường được tặng kèm khi mua yến sào. Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- 1 thìa câu kỷ tử
- 8 – 10 hạt sen
- 5 – 6 quả táo đỏ
- 2 thìa nhỏ long nhãn
- Đường phèn, gừng tươi
Sơ chế nguyên liệu:
- Yến sào ngâm cho nở đều, sau khi yến nở lọc qua rây, tách yến thành sợi nhỏ để dễ ăn
- Kỷ tử rửa sạch, ngâm nước 15 phút rồi vớt ra để ráo; long nhãn, gừng tươi rửa sạch, gừng cắt sợi
- Hạt sen, táo đỏ rửa sạch; cho nước vào nồi, đun sôi, sau khi nước sôi thì cho hạt sen, táo đỏ vào, đun cho đến khi hạt sen mềm thì tắt bếp
Cách thực hiện:
- Yến sào cho vào thố chưng yến hoặc chén/bát có nắp đậy
- Lần lượt cho các nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, long nhãn vào
- Đổ nước cho ngập nguyên liệu, đậy nắp, đặt vào nồi chưng cách thủy
- Chưng ở nhiệt độ thấp trong 30 phút rồi cho đường phèn, gừng tươi cắt sợi vào, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp
- Có thể thưởng thức món ăn này khi còn ấm hoặc ướp lạnh để dùng đều được.
Một số lưu ý về cách chế biến để yến sào không bị tanh, mất chất
Có thể thấy, cách chưng yến sào không bị tanh thực chất rất đơn giản, không có quá nhiều yêu cầu phức tạp. Trong quá trình chưng, chúng ta chỉ cần sử dụng gừng và các nguyên liệu khác để khử mùi tanh cho yến là được. Để giúp yến không bị tanh, tránh mất chất trong quá trình chưng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Gừng tươi có thể giúp làm giảm mùi tanh của yến, đồng thời có thể kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu khi sử dụng món ăn này. Tuy nhiên, gừng nên được cho vào chưng cùng, thời gian tốt nhất để chưng gừng cùng yến là từ 2 – 6 phút.
- Gừng nấu càng lâu thì hiệu quả càng giảm, nhất là khả năng chống oxy hóa của gừng, do đó, bạn không nên cho gừng vào chưng cùng lúc với yến.
- Đường phèn có thể giúp món ăn thơm ngon hơn, thế nhưng nếu chưng cùng lúc với yến sẽ khiến yến bị sượng, không được dai mềm. Vì vậy, bạn chỉ nên cho đường phèn vào món ăn khi yến đã chín mềm, không nên chưng cùng lúc với yến.
- Việc ngâm yến trong thời gian dài, hay chưng yến thật lâu sẽ không khiến mùi tanh của yến mất đi mà chỉ khiến các dưỡng chất trong thực phẩm này không còn nhiều nữa. Chính vì thế, bạn chỉ ngâm yến và chưng yến trong thời gian phù hợp.
- Yến dễ bị mất chất nếu bị chưng ở nhiệt độ cao, trong quá trình chưng yến, nhiệt độ phù hợp nhất là 80 – 90 độ C, tuyệt đối không chưng trên 100 độ C sẽ làm giảm hiệu quả của món ăn với sức khỏe.
Trên đây là một số cách chưng yến không bị tanh mà bạn có thể tham khảo. Yến sào có giá trị cao nên rất dễ bị làm giả, nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua yến ở đâu, có thể tham khảo ngay các sản phẩm của Yến sào Vietfarm. Đây là một trong những địa chỉ cung cấp yến sào chính gốc Nha Trang Khánh Hòa uy tín được nhiều người biết đến và tin tưởng lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn làm yến chưng gừng đạt dinh dưỡng tốt nhất
- Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh tật
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!