Cách Nhặt Lông Yến Thô Nhanh Nhất Trong Vòng 1 Nốt Nhạc

Tổ yến thô là loại yến nguyên chất 100%, chưa trải qua bất kỳ công đoạn xử lý, sơ chế nào cả nên vẫn còn nguyên tạp chất, lông chim trên tổ. Việc làm sạch lông và tạp chất trên tổ yến thô mất rất nhiều thời gian, công sức, nếu không thực hiện đúng cách còn gây hao hụt đáng kể dưỡng chất trong yến. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo cách nhặt lông yến thô nhanh, đúng cách dưới đây từ Yến sào Vietfarm.

Cách nhặt lông yến thô nhanh, chuẩn, tiết kiệm thời gian

Trong tất cả các loại yến sào thì tổ yến thô là loại có giá thành rẻ, phải chăng, hợp túi tiền với nhiều người nhất. Loại này khó bị làm giả, rất thích hợp cho những đối tượng cần dùng yến trong thời gian dài để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nhược điểm của loại yến này chính là chưa trải qua bất kỳ công đoạn sơ chế nào nên còn nhiều lông và tạp chất, tương đối tốn thời gian cho việc xử lý, sơ chế.

Nhặt lông yến thô sao cho nhanh, sạch, tiết kiệm thời gian là thắc mắc chung của nhiều người
Nhặt lông yến thô sao cho nhanh, sạch, tiết kiệm thời gian là thắc mắc chung của nhiều người

Việc nhặt lông yến phải nhanh và chuẩn để tránh yến bị ngâm trong nước quá lâu làm mất đi các dưỡng chất quý giá. Đồng thời cũng giúp ta tiết kiệm được tối đa thời gian để thực hiện các công việc khác. Sau đây là cách nhặt lông yến thô nhanh mà bạn có thể tham khảo:

Dụng cụ cần chuẩn bị

Việc chuẩn bị kĩ lưỡng các dụng cụ chuyên dụng là bước khởi đầu quan trọng, đảm bảo quá trình nhặt lông yến thô diễn ra suôn sẻ, thuận tiện, và đạt hiệu quả cao. Cụ thể, các dụng cụ cần thiết bao gồm:

Nhíp chuyên dụng:

  • Chất liệu: Ưu tiên nhíp làm từ thép không gỉ, đem lại độ bền cao, chống ăn mòn, đảm bảo vệ sinh trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm.
  • Thiết kế: Lựa chọn loại nhíp có đầu nhọn, mảnh. Thiết kế này giúp gắp chính xác cả những sợi lông nhỏ, bám sâu mà không làm tổn hại đến cấu trúc của tổ yến.

Rây lọc:

  • Lỗ rây nên có kích thước nhỏ, giúp giữ lại các sợi lông và tạp chất lớn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường ống khi vệ sinh các dụng cụ khác
  • Chất liệu: Cũng như nhíp, rây được làm từ thép không gỉ hoặc nhựa chuyên dụng dùng trong chế biến thực phẩm là lựa chọn tối ưu.

Chén hoặc đĩa màu trắng:

  • Màu trắng của dụng cụ đựng yến sẽ tạo độ tương phản rõ nét, giúp mắt dễ dàng phát hiện được các sợi lông tơ, lông mảnh còn sót lại, nhất là sau khi yến đã ráo nước
  • Chất liệu: Có thể sử dụng chén/đĩa sứ, thủy tinh, hoặc nhựa an toàn. Ưu tiên bề mặt nhẵn, không có nhiều hoa văn để tránh gây nhầm lẫn với lông yến.

Khăn sạch:

  • Công dụng: Thấm khô yến sau các bước ngâm và rửa, tránh làm dư thừa nước gây biến đổi độ ẩm, tạo môi trường phát sinh nấm mốc cho yến.
  • Loại vải: Vải cotton mềm mại, thấm hút tốt, không bị xổ bông gây dính ngược lại trên sợi yến sau khi lau khô.

Nước sạch:

  • Thành phần nước đóng vai trò quan trọng trong các bước làm sạch yến. Nước lọc hoặc nước tinh khiết là lựa chọn tối ưu. Có thể dùng nước đun sôi để nguội nếu muốn tạo môi trường tiệt trùng.
  • Tránh dùng nước máy trực tiếp, đặc biệt là nước có mùi lạ (clo, phèn,…) dễ ảnh hưởng đến hương vị tinh khiết tự nhiên của yến.

Lưu ý quan trọng:

  • Vệ sinh toàn bộ dụng cụ trước và sau khi sử dụng bằng nước sạch, có thể sử dụng thêm nước rửa chén. Riêng đối với nhíp, nên được khử trùng bằng cồn hoặc nước sôi để loại bỏ triệt để nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Các dụng cụ cần được phơi khô hoàn toàn hoặc dùng khăn sạch thấm khô trước khi được sử dụng.

Các bước nhặt lông yến thô nhanh

Thực tế, nhặt lông yến nhanh phụ thuộc vào kinh nghiệm, cách thực hiện cũng như mức độ sạch của tổ yến. Dưới đây là 2 cách nhặt lông yến được chia sẻ từng những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này mà bạn có thể tham khảo:

Cách 1

  • Bước 1: Nhẹ nhàng chà sơ vài lượt bụi bẩn trên tổ yến bằng bàn chải đánh răng
  • Bước 2: Ngâm tổ yến vào chậu nước lọc sạch trong 1 – 2 tiếng, khi nào thấy yến tơi ra là được
  • Bước 3: Lọc yến qua rây để tránh sót sợi yến, đổ bỏ phần nước ngâm cũ
  • Bước 4: Đưa rây dưới vòi nước chảy nhẹ, dùng tay bóp nhẹ yến (sao cho không làm tổ yến vỡ nát) sẽ giúp một số lông măng và bụi bẩn lọt qua rây. Đặt một chiếc thau nhỏ bên dưới nhằm tránh lọt sợi yến nhỏ ra ngoài
  • Bước 5: Cho rây yến vào chậu nước, đãi yến như đãi gạo để lông yến lọt được qua rây
  • Bước 6: Cho yến đã đãi sạch ra đĩa, tách từng nhúm yến nhỏ rồi dùng nhíp nhặt cẩn thận từng sợi lông yên, nhúng nhíp vào bát nước để lông không dính vào bát nước
  • Bước 7: Yến đã nhặt lông bạn đem đi chế biến hoặc cho vào túi zipper, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Cách 2

  • Bước 1: Cho yến vào tô sứ trắng, ngâm từ 1 – 2 tiếng cho đến khi thấy yến hơi tơi ra là được
  • Bước 2: Tách riêng sợi yến và phần xơ mướp yến, cho xơ mướp yến sang một chiếc tô sạch khác. Rửa phần sợi yến trong tô sứ để loại bỏ phần nào tạp chất bụi bẩn và lông
  • Bước 3: Dùng nhíp nhặt sạch lông và tạp chất có trên sợi yến, trong quá trình nhặt, nhúng nhíp vào một chén nước sạch khác để tránh lông dính vào nhíp
  • Bước 4: Rửa lại phần sợi yến đã được nhặt sạch lông, để vào trong một chiếc đĩa trắng cho ráo nước
  • Bước 5: Dùng tay tách nhẹ phần xơ mướp yến để loại bỏ phần nào lông và tạp chất, để vài phút cho yến lắng xuống dưới, lông nổi lên trên. Đổ nước này đi, nhớ dùng rây hứng nhằm tránh tình trạng yến vụn rớt ra ngoài
  • Bước 6: Cho yến sang một chiếc đĩa trắng khác, tiếp tục dẻ nhẹ phần xơ mướp này, nhặt cho sạch lông con thì cho ra đĩa, nhặt lại lông, rửa lại lần cuối để chắc chắn yến không còn tạp chất, lông và bụi bẩn nữa.

Mẹo nhặt lông yến thô nhanh chóng

Để rút ngắn thời gian và tối ưu hiệu quả quá trình nhặt lông yến thô, người dùng có thể áp dụng một số kỹ thuật và mẹo sau:

Kỹ thuật ngâm yến:

  • Không nên ngâm yến trong nước quá nóng, điều này làm yến nở nhanh nhưng cũng dễ gây bở, nhão, dẫn đến khó khăn khi gắp lông cũng như tổn thất chất dinh dưỡng.
  • Có thể chia yến thành mẻ nhỏ để ngâm. Điều này giúp phần yến được nở đều hơn, lông dễ tơi hơn, hỗ trợ việc loại bỏ nhanh chóng.

Tận dụng dụng cụ:

  • Sử dụng nhíp chuyên dụng đầu nhỏ giúp tăng độ chính xác, gắp được cả những sợi lông rất mảnh. Nên chọn loại thép không gỉ để đảm bảo vệ sinh và độ bền.
  • Chuẩn bị nhiều chén/đĩa nhỏ cùng nhiều nhíp để thay thế khi cần, tránh việc phải dừng lại rửa nhíp quá thường xuyên, gây gián đoạn quá trình.

Môi trường làm việc:

  • Vị trí đặt yến để nhặt lông phải đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Ánh sáng tốt giúp giảm mỏi mắt, phát hiện các sợi lông nhỏ tốt hơn, hạn chế tình trạng bỏ sót.
  • Chuẩn bị thêm một khay/tô lớn sạch sẽ để hứng nước nhỏ giọt từ yến trong quá trình nhặt. Việc này giúp bạn dễ dàng làm vệ sinh hơn cũng như đảm bảo khu vực thao tác luôn ráo nước.

Nhặt lông yến không sạch có sao không

Trong quá trình làm sạch tổ yến thô tại nhà, vấn đề nhặt lông không kỹ lưỡng xảy ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cần lưu tâm:

Xem thêm: Yến Thô Có Làm Giả Được Không? Cách Nhận Biết Cho Bạn

Cách nhặt lông yến thô nhanh, sạch
Cần phải nhặt thật sạch lông yến để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Ảnh hưởng đến chất lượng yến sào:

  • Mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Lông yến và tạp chất là môi trường lý tưởng để các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc,…) tồn tại và phát triển. Những chất gây ô nhiễm này, khi sử dụng chung với yến, làm giảm chất lượng vệ sinh, tăng nguy cơ gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm.
  • Mất thẩm mỹ: Tổ yến đạt chuẩn sẽ có màu sắc tương đối đồng đều (trắng ngà, vàng nhạt…). Sự hiện diện của các sợi lông sẫm màu, lốm đốm sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của yến thành phẩm, kém hấp dẫn hơn.
  • Giảm giá trị dinh dưỡng: Để loại bỏ những phần lông yến còn sót sau khi chế biến, người dùng thường phải thực hiện sơ chế lại. Việc này có thể vô tình làm hao hụt một lượng dưỡng chất của yến.

Ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng:

  • Nguy cơ dị ứng: Ở một số đối tượng nhạy cảm, lông yến có thể là một dị nguyên gây ra các phản ứng dị ứng khó chịu như mẩn ngứa, các triệu chứng về da khác.
  • Gây bệnh về đường hô hấp: Lông yến nhỏ và nhẹ, những sợi lông li ti chưa được nhặt sạch có thể đi qua nhiều cơ quan nhất là đường hô hấp, lâu ngày gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản cấp, hen phế quản…
  • Gây bệnh về tiêu hóa: Lông yến có đặc tính bám dính tốt, phải mất thời gian rất lâu mới có thể đẩy ra ngoài cơ thể. Do đó, việc sử dụng yến chưa làm sạch lông thường xuyên lâu ngày có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho người sử dụng như viêm đường tiêu hóa, viêm ruột, viêm loét dạ dày…

Hướng dẫn bảo quản yến thô đã được nhặt lông

Đối với tổ yến thô đã được nhặt lông, tùy vào thời gian sẽ sử dụng mà bạn lựa chọn cách bảo quản phù hợp. Một số cách bảo quản yến thô đã nhặt lông như sau:

  • Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong hộp/hũ thủy tinh kín, đậy nắp với nhiệt độ khoảng 4 độ C thì thời gian bảo quản tối đa là 7 ngày. Cần sử dụng yến trong thời gian này để tránh hư hỏng, hao hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bảo quản trong túi zip hoặc túi nilon, ở ngăn đông tủ lạnh được tối đa 3 – 5 tháng. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích tốt nhất nên làm sạch đến đâu thì sử dụng đến đó để đảm bảo hương vị và giá trị dinh dưỡng của yến.
  • Đem yến đi sấy hoặc phơi khô hoàn toàn, nếu bảo quản cẩn thận thì có thể để được trong 1 – 2 năm.

Đối với yến đã nhặt lông, khi chưa cần dùng ngay thì cần phải để cho yến ráo nước mới cho vào tủ lạnh, nếu còn nước sẽ khiến yến nhanh hư hơn. Có thể chưng yến với đường phèn hoặc các nguyên liệu khác rồi cho vào hũ có nắp đậy, bảo quản tủ lạnh, tùy theo nguyên liệu mà thời gian sử dụng sẽ khác nhau, khoảng 5 – 7 ngày là tối đa.

Một số lưu ý trong quá trình nhặt lông bảo quản yến thô

  • Tuyệt đối không nên ngâm yến với nước nóng, điều này chỉ làm mất đi các dưỡng chất có trong yến nhanh và nhiều hơn.
  • Tổ yến thô nên ngâm nước lạnh khoảng 1 – 2 tiếng, với chân yến thì thời gian ngâm sẽ lâu hơn. Không nên ngâm yến trong nước quá lâu, cố gắng rút ngắn thời gian nhặt lông yến để đảm bảo không làm thất thoát các dưỡng chất có trong thực phẩm này
  • Trong quá trình chưng yến, chúng ta chỉ nên chưng ở nhiệt độ từ 80 – 90 độ C.
  • Khi chưng yến phải đậy nắp, dùng thố, chén, bát chưng có nắp đậy, được làm từ nguyên liệu sành, sứ, thủy tinh, tránh trưng trong thời gian quá lâu.
  • Yến đã được nhặt lông thì nên sử dụng ngay, nếu không dùng hết thì phải để ráo nước, bảo quản trong tủ lạnh đúng cách để tránh hư hỏng, mốc, mất dưỡng chất.

Trên đây là một số cách nhặt lông yến thô nhanh, sạch, tiết kiệm tối đa thời gian mà không làm thất thoát các dưỡng chất quý giá, có lợi cho sức khỏe trong yến mà Yến sào Vietfarm đã tổng hợp để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách sơ chế, nhặt lông yến nhanh, tiết kiệm thời gian và công sức trong công việc này.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 10:45 - 07/05/2024 - Cập nhật lúc:09:48 sáng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút