Chân Yến Là Gì? Tác Dụng, Giá Trị Dinh Dưỡng và Giá Bán
Xét về cấu tạo cơ bản, tổ yến thô có 3 thành phần chính bao gồm chân yến, sợi yến và lớp xơ mướp yến. Chân yến có thể bị gãy bể trong quá trình khai thác do bám quá chắc vào trong vách đá, tường nhà nên thường được tách bán riêng biệt. Nếu bạn băn khoăn không biết chân yến là gì, có gì khác với các bộ phận khác của yến về tác dụng, giá trị dinh dưỡng thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Chân yến là gì?
Nhiều người thường sử dụng yến sào nhưng lại ít nghe đến chân yến mà chỉ biết đến yến thô, yến tinh chế, yến rút lông. Vậy chân yến là gì, có tác dụng ra sao? Đây là một trong 3 thành phần chính của một tổ yến thô, được xem là bộ phận quan trọng, có tác dụng cố định tổ yến vào tường nhà hay vách đá, giúp tổ yến có thể bám trụ tốt không bị rơi rớt xuống đất. Nếu tổ yến là ngôi nhà của yến thì bộ phận này chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Đây là phần đầu tiên mà chim yến làm ra rồi mới đến các bộ phận khác của tổ yến.
Để tạo ra phần chân cho tổ yến, chim yến đã mất rất nhiều thời gian nhằm giúp hai chân trụ của tổ có thể vững chãi, bám chắc được vào thành nhà hoặc vách đá. Tổ yến là nơi để đẻ trứng, ấp trứng và nuôi dưỡng chim non, do đó, tổ phải chắc chắn thì mới tránh được tình trạng rơi vỡ tổ. Khác với phần xơ mướp yến có kết cấu dạng sợi, mỏng thì phần này thường là một cục chắc chắn, lớn, dày. Thông thường, đặc điểm của chân yến như sau:
- Được hình thành trước tiên trong tổ yến, có kết cấu dạng khối, không có hình dạng sợi rõ ràng. Do chim yến phải tiết nhiều nước dãi nhằm giúp tạo nên phần chân vững chắc dính chặt vào thành vách, rồi mới kéo sợi từ chân này đến chân kia để tạo nên tổ yến.
- Phần này tốn rất nhiều nước dãi của chim yến, do được sử dụng nhiều nước dãi và có kết cấu dạng khối đặc chắc nên chân yến thường dai, khi ngâm sẽ nở nhiều hơn các bộ phận khác rất nhiều.
- Thời gian ngâm nở chân yến tương đối lâu, lâu hơn nhiều so với phần tai yến, tuy nhiên, đây cũng là phần có mùi thơm dễ chịu, giòn và dai nhất của tổ yến.
Tại sao chân yến lại được bán riêng biệt với tai yến?
Thông thường, khi khai thác tổ yến, người ta sẽ cố gắng thật cẩn thận nhằm giữ đầy đủ các bộ phận cần thiết cho tổ yến nhằm bán với mức giá cao nhất có thể. Một tổ yến còn đủ 3 bộ phận thường được người mua yêu thích hơn hết vì khó bị làm giả, tổ đẹp, chất lượng, có mức độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, chân yến được bán tương đối nhiều.
Theo những người làm yến lâu năm, đây là mặt hàng tương đối hiếm, ít khi được tách lẻ để bán riêng biệt với tai yến. Sở dĩ chân yến được bán riêng thay vì bán một tổ yến hoàn chỉnh gồm phần sợi, xơ mướp và chân yến là vì:
- Trong quá trình thu hoạch, do người thợ không đủ khéo léo hoặc nếu phần chân của tổ yến bám quá chắc vào thành, vách không thể lấy được sẽ khiến yến bị gãy phần chân. Ngoài ra, những người không có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, thu hoạch tổ yến sẽ không đủ tay nghề để lấy được trọn vẹn tổ, phải lấy phần tai yến trước rồi mới dùng dụng cụ cạy tổ yến ra. Xác suất gãy chân yến trong khai thai tổ yến thô chiếm khoảng 5 – 10% tổng sản lượng thu hoạch.
- Ngoài ra, trong quá trình sơ chế tổ yến, một số tổ yến góc hư, tổ yến bị nứt vỡ sẽ được sử dụng để làm thành tổ yến tinh chế. Tổ yến tinh chế thường chỉ có phần tai yến, phần chân được loại ra nên sẽ được bán riêng mà không kèm theo tổ yến. Đây là lý do mà chúng ta thường thấy tổ yến thô, yến rút lông nguyên tổ thì còn chân nhưng yến tinh chế thì không có phần này. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta cũng tách chân yến để bán riêng nên một số tổ yến thô cũng không thấy có bộ phận này.
Như vậy, chân yến là phần già nhất của tổ yến, ít được bán riêng lẻ mà thường được giữ nguyên vẹn để tổ yến có thể được bán với giá cao hơn. Phần chân yến được tách lẻ chủ yếu là do khai thác không cẩn thận, không đủ kinh nghiệm khiến phần chân bị sứt ra. Hoặc do tổ yến bị nứt vỡ trong quá trình khai thác, vận chuyển, sơ chế nên được loại phần chân ra để làm thành yến tinh chế.
Xem thêm: Chân Yến và Tổ Yến Loại Nào Tốt Hơn? Nên Mua Loại Nào?
Tác dụng và giá trị dinh dưỡng của chân yến
Như đã đề cập, trong một tổ yến, chân yến là phần đặc biệt quan trọng, có tác dụng cố định tổ yến lên thành hoặc vách để chim yến có thể dệt tổ, tạo thành một tổ yến hoàn chỉnh để đẻ trứng, nuôi chim non. Phần này được ví như nền móng của ngôi nhà, là bộ phận không thể thiếu của tổ yến, nếu chân yến không bám chắc, thiếu độ bám dính thì nguy cơ rơi vỡ tổ yến là rất cao.
Theo các chuyên gia, chân yến là bộ phận mà chim yến dùng nhiều nước dãi, nhiều thời gian và công sức nhất để tạo thành. Đây là phần già nhất trong một tổ yến, do đó, khi ngâm nở, chân yến thường mất nhiều thời gian ngâm, độ nở ra cũng nhiều hơn rất nhiều so với phần sợi và xơ mướp yến. Về giá trị dinh dưỡng, có nhiều nhận định cho rằng, đây là thành phần chứa nhiều dưỡng chất, thành phần dinh dưỡng nhất trong tổ yến, đặc biệt là đối với yến đảo.
Nhiều lý giải cho rằng, do tiếp xúc trực tiếp với vách đá lại được tạo ra trước, được chim yến dùng nhiều nước bọt nhất, có kết cấu dạng khối vững chắc nên bộ phần này cũng chứa nhiều dưỡng chất hơn. Theo các nghiên cứu, trong chân yến cũng chứa 42 – 58% protein, 18 loại acid amin, 31 loại nguyên tố vi lượng và nhiều loại vitamin quan trọng, cần thiết cho sức khỏe. Yến sào nói chung và chân yến nói riêng đều rất giàu sắt, canxi, chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, các loại acid amin và tác dụng đối với sức khỏe của yến có thể kể đến như:
- Leucine (4.56%): Có tác dụng điều hòa tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.
- Valin (4.12%): Cân bằng nitơ, cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hình thành tế bào mới, hỗ trợ phục hồi cơ và mô cơ.
- Phenylalanine (4.5%): Có tác dụng giảm đau, làm hưng phấn thần kinh, bảo vệ não, tăng cường trí nhớ, chống trầm cảm, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật.
- Acid Aspartic (4.69%): Có tác dụng giải độc gan, trung hòa amoniac thừa.
- Proline (5.27%): Có tác dụng hỗ trợ tái tạo tế bào cơ, các mô và da.
- Tyrosine (3.58%): Có tác dụng phục hồi tổn thương hồng cầu, phục hồi khi bị nhiễm xạ.
- Threonine (2.69%): Có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen và elastin.
- Isoleucine (2.04%): Có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ hình thành hemoglobin, thúc đẩy hồi phục cơ thể sau luyện tập, vận động nặng.
- Histidine (2.09%): Có tác dụng phát triển liên kết mô cơ bắp, kích thích tiêu hóa, bảo vệ dây thần kinh.
- Các acid amin khác: Có thể kể đến như Lysine (1.75%), Glycine (1.99%), Serine (1.87%), Cystine (0.49%), Methionine, Tryptophan, Glutamic, L-arginine…
Xem thêm: 13+ Công Dụng Của Yến Sào Đối với sức khoẻ được ví như “Tiên Dược”
Các cách chưng chân yến đơn giản, thơm ngon
Chân yến có thể được chưng theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp chưng chân yến phổ biến:
- Chưng cách thủy: Đây là phương pháp chưng chân yến đơn giản và hiệu quả nhất, giúp giữ lại tối đa dưỡng chất.
- Chưng yến chưng với đường phèn: Đường phèn có vị ngọt thanh, giúp cân bằng vị tanh nhẹ của chân yến, đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất.
- Chưng yến với các loại hoa quả: Chân yến có thể được kết hợp chưng với các loại hoa quả như táo đỏ, long nhãn, hạt sen,… giúp tăng thêm hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
Nguyên liệu:
- Chân yến tinh chế, thường khoảng 3-5gr cho 1 người ăn.
- Nước sạch.
- 1 lát gừng tươi.
- Đường phèn.
- Trái cây tươi 100gr (tùy loại trái cây theo sở thích cá nhân).
Cách chế biến:
- Làm sạch chân yến, loại bỏ tạp chất, lưu ý không ngâm trong nước quá lâu sẽ làm mất chất.
- Rửa sạch trái cây, gọt vỏ (nếu cần thiết) và cắt thành miếng vừa ăn.
- Cho chân yến đã sơ chế vào thố chưng chuyên dụng. Lúc này bạn có thể thêm đường phèn hoặc không (tùy khẩu vị).
- Xếp các loại trái cây đã sơ chế lên trên tổ yến (nếu bạn muốn tăng hương vị cho món ăn).
- Đặt thố đựng chân yến vào nồi hấp.
- Bật lửa và đun sôi nước trong nồi hấp.
- Sau khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục chưng chân yến trong khoảng thời gian thích hợp.
- Thời gian chưng chân yến phụ thuộc vào loại chân yến: Chân yến tinh chế chưng khoảng 30-45 phút. Đối với chân yến thô có thể chưng lâu hơn, khoảng 1-2 tiếng.
- Sau khi đủ thời gian chưng, tắt bếp và lấy thố chân yến ra khỏi nồi hấp.
- Có thể thêm gừng tươi đã thái lát mỏng và đường phèn vào thố chưng, khuấy đều nhẹ nhàng.
- Đậy nắp thố và tiếp tục ủ thêm 5-10 phút để gừng và đường phèn hòa tan, dậy mùi thơm.
- Múc chân yến đã chưng ra bát hoặc tách để dùng.
- Chân yến chưng cách thủy có thể dùng nóng hoặc nguội tùy theo sở thích.
Xem thêm: Chia Sẻ 5 Cách Chưng Chân Yến Đơn Giản, Ăn Cực Ngon
Cách phân biệt chân yến thật, giả – Giá bán chân yến
Chân yến có mùi thơm và hương vị đặc trưng, so với sợi yến thông thường thì bộ phận này của tổ yến có độ dai, giòn, thơm ngon hơn nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo những người làm yến lâu này, lượng chân yến thu được không nhiều, đa phần người làm yến sẽ cố gắng giữ chân để tổ yến được bán với giá cao hơn. Việc chân yến được bán rộng rãi, số lượng lớn là do lẫn hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính vì thế, người mua cần tỉnh táo, thận trọng để không mua phải các loại chân yến kém chất lượng.
Cách phân biệt chân yến thật – giả
Thực tế, thủ đoạn làm giả chân yến hiện nay ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Người ta có thể dùng nguyên liệu giống yến để làm giả chân yến hoặc nhập chân yến kém chất lượng từ nước ngoài về, gắn mác hàng Việt Nam để bán với giá cao. Bạn có thể tham khảo gợi ý phân biệt chân yến thật – giả dưới đây:
- Ngâm chân yến với nước, nếu là chân yến giả thì sau 10 – 15 phút sẽ nở nhanh, có thể khiến nước bị biến đổi thành màu vàng nhạt, nếu để qua đêm sẽ có mùi thiu khó chịu. Trong khi đó, chân yến thật phải ngâm nước 3 – 4 tiếng mới nở hoàn toàn, nước ngâm yến trong, không đổi màu, để qua đêm cũng không có mùi hôi lạ.
- Chân yến thật có mùi tanh đặc trưng, có dạng hình khối dày, độ kết dính cao, màu sắc thường là màu trắng đục, trong khi đó, chân yến giả có thể có mùi hắc, mùi tanh của lòng trắng trứng, có dạng cục màu sắc tương đối lạ.
- Chúng ta có thể nhỏ muối iot vào một yến chân yến, sau đó cho vào nồi đun sôi, nếu là yến thật thì sẽ không xuất hiện phản ứng, nếu là yến giả được làm từ tinh bột thì yến sẽ chuyển sang màu xanh…
Thực tế các biện pháp nhận biết này tương đối khó áp dụng, thủ đoạn làm giả yến ngày nay vô cùng đa dạng, ngày càng tinh vi, người ta có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau để làm giả yến. Nếu là một người sành ăn yến khi ăn sẽ phân biệt được ngay, còn nếu ít sử dụng yến, bạn chỉ thấy yến có cảm giác lạ lạ không dám chắc là yến thật hay yến giả.
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn khi sử dụng yến là nên chọn mua sản phẩm ở những thương hiệu, địa chỉ bán yến sào uy tín, chất lượng, đáng tin cậy. Bạn nên tìm hiểu cẩn thận về các đơn vị cung cấp bán yến sào, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm mà đơn vị đó cung cấp. Để tránh mua phải yến giả, yến kém chất lượng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm của yến sào Vietfarm. Đây là địa chỉ cung cấp yến sào cao cấp chính gốc Nha Trang Khánh Hòa được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, có hơn 10 năm hoạt động và phát triển.
Giá bán chân yến
Hiện nay, giá bán chân yến vô cùng đa dạng, tùy vào các sơ chế, độ sạch, nguồn gốc yến và đơn vị phân phối, cung cấp mà giá của chân yến ở mỗi nơi sẽ có sự chênh lệch nhất định. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá chân yến trên thị trường hiện nay như sau:
- Chân yến thô: Giá bán thường từ 2.300.000 – 3.000.000 VNĐ/100g. Đối với những loại chân yến thô cao cấp, hàng loại 1 ít lông sẽ được bán với giá từ 3.000.000 – 3.200.000 VNĐ/100g.
- Chân yến tinh chế: Thường được bán với giá từ 3.000.000 – 3.600.000 VNĐ/100g.
Một số lưu ý khi mua và sử dụng yến sào
Trong quá trình mua và sử dụng yến sào, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chân yến là một phần của tổ yến, có rất nhiều tranh cãi về việc sử dụng chân yến hay tai yến tốt hơn. Thực tế, đây đều là yến sào, tùy vào khẩu vị, điều kiện kinh tế mà chúng ta lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Đây là phần già nhất của tổ yến, sợi ngắn thường tương đối dai, giòn, trong khi đó tai yến mềm, sợi dài mỏng dễ ăn. Chân yến thường dễ bị nhầm lẫn với yến vụn nhưng đây là hai loại hoàn toàn khác nhau.
- Khi mua chân yến, cần tìm hiểu thật cẩn thận về người bán, chân yến cũng bị làm giả rất nhiều, bạn không nên ham rẻ để tránh mua phải hàng kém chất lượng, vừa mất tiền lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Phần chân của tổ yến cần có thời gian ngâm nở lâu hơn so với các bộ phận khác, do đó, bạn cần ngâm cho chân yến nở mềm hoàn toàn rồi mới chế biến. Nếu chưa ngâm nở mà chưng liền sẽ khiến yến bị cục cục ở giữa do chưa đạt được độ chín cần thiết.
- Trong quá trình chưng yến, cần đổ nước ngập yến để yến nở, nhớ đậy nắp nhằm tránh thất thoát dưỡng chất trong quá trình chế biến.
Như vậy, chân yến là một phần của tổ yến, được tạo nên từ rất nhiều dãi yến, có kết cấu dạng khối dày, cứng, chắc chắn, sợi yến ngắn, độ nở nhiều hơn so các phần khác. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này của tổ yến và có cách sơ chế, chế biến phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Làm sao phân biệt yến thật và yến giả với mắt thường?
- Yến Chưng Không Nở Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!