Tổ Yến Để Lâu Bị Vàng Có Ăn Được Không? Chuyên Gia Chia Sẻ
Một trong những tình trạng mà nhiều người sử dụng yến hay gặp phải là hiện tượng yến ngả sang màu vàng đậm, màu vàng nâu khi để lâu. Tổ yến thô tương đối dễ bảo quản, chỉ cần cho vào hộp kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp là được. Tổ yến khi để lâu ngả màu chứng tỏ đã biến đổi tính chất, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không, có nên tiếp tục sử dụng không.
Nguyên nhân tổ yến bị vàng khi để lâu
Tổ yến để lâu bị vàng là tình trạng mà nhiều người gặp phải, trước khi đi vào giải đáp thắc mắc tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không, chúng ta cũng tìm hiểu các nguyên nhân khiến tổ yến đổi màu. Thực tế, theo chia sẻ của những người làm yến lâu năm, tổ yến nguyên chất nếu được bảo quản đúng cách sẽ không xảy ra hiện tượng ngả sang màu vàng, vàng nâu. Sở dĩ tổ yến mà bạn mua bị đổi màu là do có khả năng bạn đã mua phải yến sào kém chất lượng, bị pha tạp chất.
Yến sào theo màu sắc được chia làm ba loại là yến trắng, yến hồng và yến huyết. Trong đó, yến trắng có màu từ trắng ngà đến hơi vàng; yến hồng có màu cam vỏ quýt, màu vàng như lòng đỏ trứng gà; yến huyết có màu đỏ hồng, đỏ cam hoặc đỏ thẫm. Tình trạng yến ngả từ màu trắng ngà hơi ngả vàng sang màu vàng chỉ xảy ra ở yến trắng. Nguyên nhân là do bạn đã mua phải các loại yến bị trộn lẫn những tạp chất như đường, tinh bột hoặc lòng trắng trứng gà… nhằm gia tăng trọng lượng, thu lợi bất chính bằng cách đánh lừa khách hàng.
Những tạp chất này, dù tổ yến được bảo quản tốt cũng rất dễ bị oxy hóa, thời gian càng lâu thì mức độ oxy hóa càng nghiêm trọng, tổ yến bị lẫn tạp chất càng nhiều thì màu sắc thay đổi càng rõ ràng hơn. Thông thường, những tổ yến này sẽ chuyển từ trắng hơi vàng sang vàng nhạt, cam đậm thậm chí là vàng nâu, nâu xám. Nếu bị oxy hóa nghiêm trọng thì sợi yến sẽ bị rã ra, không còn liên kết chặt chẽ với nhau nữa.
Đa phần, các trường hợp tổ yến bị ngả sang màu vàng thường được gọi là tổ yến bị “lên đường”. Đây là do gian thương nhúng sợi yến vào nước đường nhằm ăn gian trọng lượng của yến. Khi mua yến, nếu nếm thử mà thấy sợi yến sào có vị ngọt thì chứng tỏ bạn đã mua phải tổ yến bị nhúng đường. Tổ yến thật, nguyên chất sẽ không xảy ra hiện tượng bị đổi màu sang một thời gian do bị oxy hóa.
Một trường hợp khác là bạn đã mua phải tổ yến giả, người bán sử dụng các nguyên liệu giống yến để làm giả yến sào. Ngoài ra, người ta cũng có thể quét một lớp lòng trắng trứng gà, áp một lớp bột hoặc hồ có màu trắng để tăng trọng lượng, làm giả yến để qua mắt người dùng. Trong quá trình bảo quản, do tác động của nhiều yếu tố mà tổ yến bị ngả sang màu vàng, vàng nâu, xám hoặc lên nấm mốc…
Xem thêm: Yến Thô Có Làm Giả Được Không? Cách Nhận Biết Cho Bạn
Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không?
Như đã đề cập, nguyên nhân khiến tổ yến bị vàng, thay đổi màu sắc thường liên quan đến việc chúng ta mua phải mua phải tổ yến kém chất lượng, bị nhúng đường, nhúng lòng trắng trứng gà… Do để lâu nên chúng bị oxy hóa, thay đổi tính chất vật lý lẫn tính chất hóa học. Đối với các loại tổ yến này, nhiều người thường băn khoăn không biết tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không do tiếc tiền, cho rằng tổ yến chuyển sang màu vàng vẫn chưa quá nghiêm trọng.
Thế nhưng, theo các chuyên gia của Yến sào VietFarm, trường hợp tổ yến bị nhúng đường, nhúng lòng trắng trứng hoặc bột để qua mắt người dùng thường không quá nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người sức dụng không quá lớn. Tuy nhiên, nếu đó là yến giả, bị pha tạp chất, dùng nguyên liệu giống để làm giả yến thì sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, người bán đã dùng thủ đoạn “gian trá” để qua mắt khách hàng thì chúng ta cũng không thể biết được trong khâu chế biến, liệu họ có ngâm hóa chất, tẩy trắng, dùng nguyên liệu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.
Chính vì vậy, đối với những tổ yến để lâu chuyển sang màu vàng, lời khuyên mà các chuyên gia của Yến sào VietFarm đưa ra là bạn nên tiêu hủy, vứt đi và tuyệt đối không nên sử dụng. Các tổ yến này đã bắt đầu thay đổi màu sắc tức là chúng đã bị oxy hóa, có vi sinh vật hoạt động trên sản phẩm tạo nấm mốc, làm biến đổi tính chất vật lý cũng như tính chất hóa học của tổ yến. Việc sử dụng những sản phẩm này nhẹ thì gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chướng bụng khó tiêu, nặng thì ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những trường hợp có thể xảy ra khi tổ yến để lâu
Thông thường, những tổ yến nguyên chất thật không xuất hiện hiện tượng đổi màu do để lâu. Với tổ yến, chỉ cần chúng ta cho vào hộp, để nơi khô ráo, thoáng mát thì có thể để được trong 2 – 3 năm. Trường hợp tổ yến thay đổi màu sắc thường là do độ ẩm trên tổ yến cao, không được hút ẩm tối đa, điều này khiến nấm mốc phát triển làm tổ yến có đốm xanh hoặc đen li ti. Hoặc do tổ yến giả, kém chất lượng, bị nhúng đường, nhúng bột dẫn đến bị oxy hóa nhanh chóng sau một thời gian dù được bảo quản cẩn thận.
Ngoài hiện tượng tổ yến chuyển màu vàng khi để lâu, khi sử dụng yến sào, người mua còn có thể gặp phải một số hiện tượng sau đây:
- Tổ yến có mùi hôi lạ: Thông thường, tổ yến sẽ có mùi tanh nhè nhẹ, thoang thoảng, nếu là người thường xuyên dùng yến sẽ biết đây là mùi đặc trưng của yến nguyên chất. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp yến có mùi rất lạ, thường là mùi hắc khó ngửi hoặc mùi tanh hôi, do tổ yến bị làm giả, bị tẩy hóa chất hoặc ngâm lòng trắng trứng, lâu ngày tạo nên mùi hôi khó chịu.
- Tổ yến bị nhão, có cảm giác ẩm: Tổ yến nếu không được làm khô hoàn toàn hoặc bị xịt sương để tăng trọng lượng sau một thời gian sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, phát triển. Với loại này, khi sờ vào sẽ không có cảm giác yến sợi yến xơ, thô, ráp nữa mà có cảm giác yến bị ẩm, sợi yến nhão, có cảm giác nhớt dính.
- Tổ yến bị mốc: Thường với những tổ yến bị mốc do để lâu, khi quan sát sẽ thấy có các chấm nhỏ li ti màu đen hoặc trắng trên tổ yến. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do quy trình đóng gói, làm sạch, bảo quản sai cách khiến tổ yến bị ẩm và dễ lên mốc. Nếu bị mốc đen thì dễ phát hiện nhưng nếu là loại mốc trắng, bạn nên quan sát cẩn thận vì loại này tương đối khó phát hiện.
Yến sào là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán vô cùng đắt đỏ. Lợi dụng lòng tin của khách hàng và nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, một số “gian thương” đã sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi để “phù phép” yến sào, pha tạp chất, xịt hóa chất chống mốc, xịt sương, tạo màu, tạo mùi tanh để giả yến đảo, yến hồng, yến huyết… Thủ đoạn làm giả yến ngày càng tinh vi và rất khó nhận biết.
Vì vậy, khi mua yến về, nếu cảm giác yến có mùi lạ, sợi yến sau khi ngâm nước trở nên mềm nhão, không giữ được hình dáng kết cấu sợi, nước ngâm ra màu, khi chưng yến có mùi hắc mà không phải mùi tanh… thì tốt nhất bạn không nên vì tiếc tiền mà nhắm mắt sử dụng. Việc dùng các loại yến kém chất lượng này chỉ khiến sức khỏe bạn ngày càng suy giảm, không những không thấy khỏe hơn mà còn “rước” thêm bệnh tật vào người mà thôi.
Một số lưu ý khi mua và sử dụng tổ yến
Như vậy, với thắc mắc tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không thì câu trả lời mà chúng tôi đưa ra là hoàn toàn không nên. Bạn tốt nhất không sử dụng những loại yến đã biến đổi màu sắc vì giá trị dinh dưỡng của chúng đã giảm sút đáng kể, hơn nữa còn biến đổi tính chất, rất nguy hại cho sức khỏe và hoàn toàn không tốt một chút nào. Khi mua và sử dụng yến sào, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cách phân biệt yến sào thật giả mặc dù không hiệu quả cho lắm nhưng cũng phần nào giúp bạn loại bỏ những sản phẩm, địa chỉ mua hàng kém chất lượng. Do đó, bạn nên tìm hiểu, tham khảo một số cách nhận biết, phân biệt yến sào thật và giả trước khi mua hàng.
- Nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, được đánh giá cao để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tuyệt đối không nên mua hàng ở những nơi không cung cấp rõ thông tin, địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tránh ham rẻ mà mua yến ở những nơi này để tránh mua phải yến giả, yến bị lên mốc, kém chất lượng
- Trong quá trình sử dụng yến sào, nếu nghi ngờ mình đã mua phải yến kém chất lượng, tốt nhất không sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”
- Yến sào nên được sử dụng với liều lượng thích hợp, tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà chúng ta dùng yến với lượng thích hợp, tốt nhất chỉ nên sử dụng 3 – 5g yến/lần, từ 2 – 3 lần/tuần, không nên lạm dụng.
- Không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào, loại thực phẩm này không thích hợp dùng cho người đang bị sốt, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản cấp, viêm gan vàng da, tỳ vị hư hàn…
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua yến sào ở đâu uy tín, chất lượng thì có thể tham khảo các sản phẩm của Yến sào VietFarm.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổ yến thô để được bao lâu? Cách bảo quản yến được lâu
- Tổ yến tươi để được bao lâu? Cách bảo quản yến tươi từ A – Z
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!