Uống Nước Yến Có Tác Dụng Gì? Uống Yến Có Tốt Không?
Nước yến sào được nhiều người lựa chọn bổ sung để tăng cường sức khỏe nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất tốt. Cụ thể, trong bài viết sau đây chuyên gia tại Yến Sào Vietfarm sẽ giải đáp chi tiết uống nước yến có tác dụng gì, đồng thời giải đáp những câu hỏi được nhiều người quan tâm về thức uống bổ dưỡng này.
Uống nước yến có tác dụng gì đến sức khỏe
Yến sào vốn dĩ là thực phẩm bổ dưỡng, khi được bào chế thành dạng nước vẫn đảm bảo giữ được trọn vẹn dưỡng chất tốt, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Ngoài các tác dụng của yến sào, dưới đây là phân tích của Thầy thuốc ưu tú, BsCKII Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc về 11 tác dụng của nước yến đến sức khỏe.
Cải thiện chức năng tiêu hóa
- Yến sào có tác dụng ổn định tiêu hóa nhờ thành phần chứa các acid amin như Proline (2.0 – 3.5%), Axit Glutamic (2.9 – 7.0%) và khoáng chất Crom, Manga, Brom,…
- Tác dụng: Thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng và kích thích vị giác của người dùng. Nhờ đó, không chỉ giảm triệu chứng khó tiêu mà còn cải thiện tình trạng kém ăn, chán ăn ở người mới ốm dậy hoặc người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Sức khỏe xương khớp được cải thiện rõ rệt sau khoảng thời gian sử dụng nước yến. Bởi trong loại nước bổ dưỡng này có chứa thành phần các hoạt chất giúp tăng mật độ xương, kích thích sản xuất dịch bôi trơn và phục hồi bao sụn khớp như N-Acetylglucosamine (5.3%), Proline (2.0 – 3.5%), Lysine (1.4 – 3.5%), Glycine (1.2 – 5.9%),…
Xem thêm: Tác Dụng Của Yến Sào Với Bệnh Thoái Hóa Khớp
Bảo vệ thần kinh, bổ trí não
- Nhờ các acid amin như N-Acetylneuraminic acid (8.6%) và Phenylalanine (1.8 – 6.8%) có tác dụng điều hòa thần kinh, hoàn thiện trí não.
- Methionine và Fe nước yến có tác dụng điều trị chứng trầm cảm, Parkinson, tâm thần phân liệt, rối loạn tăng động giảm chú ý.
Hồi phục sức khỏe
- Hàm lượng lớn protein trong nước yến cung cấp năng lượng kết hợp cùng Valine và Alanine có tác dụng xây dựng mô tế bào mới giúp cơ thể mau phục hồi.
- Thành phần chứa hàm lượng lớn sắt tham gia quá trình sản xuất hồng cầu, gia tăng lượng máu và thúc đẩy khí huyết cho cơ thể. Nhờ đó, người ốm, người mới phẫu thuật, người đang trong quá trình trị bệnh nên dùng nước yến để sức khỏe nhanh hồi phục.
Tốt cho hệ hô hấp
Tác dụng của nước yến cho hệ hô hấp đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Theo đó, trong các Y thư cổ đánh giá cao về tác dụng bổ phế, giảm ho, làm sạch đờm nhầy của nước yến. Các phân tích Y học hiện đại cũng chứng minh trong nước yến có chứa hoạt chất Cystein giúp cải thiện hiệu quả các bệnh về đường hô hấp như xơ phổi, hen suyễn, xơ nang.
Xem thêm: Khám Phá 6 Công Dụng Của Yến Sào Với Phổi Và Cách Sử Dụng
Ổn định tim mạch
BsCKII Nguyễn Thị Nhuần phân tích uống nước yến có tác dụng ổn định tim mạch, ngăn ngừa các bệnh ký như huyết áp cao, đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, thấp tim,… Hiệu quả có được nhờ nước yến sở hữu nhiều hoạt chất tốt như Glycine, L-Arginine, Axit Glutamic. Các hoạt chất này có khả năng mở rộng mạch máu lưu thông khí huyết, kiểm soát huyết áp và ổn định chức năng tim mạch.
Kiểm soát đường huyết
Hai loại acid amin trong nước yến gồm Lysine và Alanine có tác dụng ổn định chỉ số đường huyết. Vậy nên, loại nước uống này được chuyên gia khuyến khích bổ sung cho những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường. Nhưng cần lưu ý, lựa chọn loại nước yến có tỷ lệ đường thấp nhất để tốt cho sức khỏe người bệnh.
Nâng cao sức đề kháng
Trong nước yến có chứa nhiều hoạt chất mang tác dụng tăng cường miễn dịch như N-Acetylneuraminic acid (8.6%), Lysine (1.4 – 3.3%), Alanine (0.6 – 4.7%). Các hoạt chất này ức chế sự phát triển của gốc tự do, ngăn cản vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh.
Chính nhờ tác dụng này giúp người dùng giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Đồng thời, Valine, Lysine, Methionine và N-Acetylneuraminic acid là những hoạt chất đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh ung thư nhanh phục hồi sức khỏe sau khi xạ trị, hóa trị.
Cải thiện chức năng sinh lý
Phân tích về thành phần của nước yến, chuyên gia tìm được lượng lớn L-Arginine (1.4 – 6.1%). Hoạt chất này có tác dụng lưu thông máu đến cơ quan tình dục, đồng thời kích thích tăng tăng trưởng HGG phục hồi tế bào mô mềm. Nhờ đó, tăng cường ham muốn và hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục.
Ngăn ngừa lão hóa
Uống nước yến sào đúng cách có tác dụng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Thành phần Cysteine trong nước yến giúp chống lão hóa cho thận, phổi, gan và tủy xương. Điều này đảm bảo ổn định chức năng của các bộ phận, ngăn ngừa mắc bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, nước yến cung cấp cho cơ thể nhiều acid amin chống oxy hóa da như Lysine và Proline có tác dụng đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, nám sạm, tàn nhang,…
Làm đẹp da
Chuyên gia khuyến khích nữ giới nên tăng cường bổ sung yến sào hoặc các món chế biến từ thực phẩm này như nước yến, cháo yến, canh yến, chè yến,… để làm đẹp da.
Công dụng của yến sào với làn da được phát huy nhờ hoạt chất Phenylalanine, Lysine, Proline cùng Serine giúp tăng sinh collagen và elastin xây dựng cấu trúc tế bào da, giúp da khỏe mạnh, căng bóng. Đồng thời Serine còn có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên, giúp da giữ được độ đàn hồi và dưỡng da giảm thâm mụn.
Tác dụng của nước yến sào đối với từng đối tượng
BsCKII Nguyễn Thị Nhuần tại Yến Sào Vietfarm cho biết, trên thực tế tác dụng của nước yến còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Cụ thể như sau:
Đối với người bệnh
Người bệnh được khuyến khích bổ sung nước yến nhằm tăng cường sức khỏe và thúc đẩy phục hồi cơ thể. Bởi nhờ thành phần gần 55% protein cùng nhiều acid amin tốt như tyrosine, serine, alanine,… giúp lưu thông máu, kích thích tái tạo tế bào tái tạo các mô tổn thương, vô cùng tốt cho những người đang trong quá trình điều trị xạ trị, hóa trị hoặc mới phẫu thuật.
Đối với người già
Đối với người già, đặc biệt là người trên 60 tuổi nên sử dụng yến sào hoặc nước yến thường xuyên. Không chỉ hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp, nước yến còn giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, giảm tình trạng mất ngủ hay ngủ không sâu giấc.
Bên cạnh đó, hoạt chất trong nước yến sẽ giúp cải thiện trí nhớ, khắc phục và ngăn ngừa chứng mất trí, alzheimer ở người cao tuổi.
Xem thêm: Tìm Hiểu Kỹ Hơn Về 12 Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Già
Đối với trẻ em
Hai loại Acid amin trong nước yến là Phenylalanine và Lysine có tác dụng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ như: Tăng cường sức đề kháng phòng chống nhiều bệnh, thúc đẩy hoàn thiện não bộ, tăng cường trí nhớ và khả năng nhận thức, thúc đẩy phát triển chiều cao, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, xanh xao thấp còi ở trẻ nhỏ.
Đối với nam giới
Nam giới sử dụng yến sào đều đặn, đúng cách sẽ giúp tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, ngăn ngừa các bệnh nam khoa như: Yếu sinh lý, rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, liệt dương,… Đặc biệt, các hoạt chất trong yến sào giúp nam giới tăng sức bền, không mệt mỏi trong quá trình quan hệ.
Đối với nữ giới
Đối với nữ giới, nước yến mang đến tác dụng hiệu quả trong chăm sóc sắc đẹp và ngăn ngừa lão hóa. Các dưỡng chất như Threonine, Serine, Lysine, Phenylalanine,… có tác dụng thúc đẩy sản xuất Collagen và Elastin – 2 yếu tố quan trọng trong xây dựng và tái tạo làn da, tạo cho da độ đàn hồi, dưỡng ẩm và làm sáng da hiệu quả. Sử dụng yến còn giúp đẩy lùi lão hóa, ngăn ngừa hình thành nám sạm, nếp nhăn trên khuôn mặt.
Xem thêm: 12 Tác Dụng Của Yến Sào Đối Với Phụ Nữ Về Cả Sắc Đẹp Và Sức Khỏe
Đối với các bà bầu, phụ nữ sau khi sinh
Nước yến sào cung cấp Protein, Sắt cùng nhiều Acid Amin giúp bồi bổ sức khỏe bà bầu, đồng thời cung cấp dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, bác sĩ cũng khuyến nghị mẹ bầu dùng nước yến để cơ thể được bồi dưỡng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi uống nước yến có tác dụng gì. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước yến, nhưng để đảm bảo phát huy trọn vẹn 11 tác dụng trên, người dùng cần chọn mua các sản phẩm chất lượng, có tỷ lệ thành phần yến nguyên chất cao.
Xem thêm: Giải Đáp Chi Tiết “Ăn Sầu Riêng Uống Nước Yến Được Không?”
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!