Hướng dẫn làm yến chưng gừng đạt dinh dưỡng tốt nhất
Yến sào vị ngọt tính bình, gừng vị cay tính ấm, đây là 2 loại thực phẩm hỗ trợ nhau, giúp cho hương vị của món ăn thăng hóa và gia tăng giá trị dinh dưỡng. Yến sào sau khi chưng thường được thêm vài lát gừng để gia tăng hương vị. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết cách làm yến chưng gừng thơm ngon, mang đến giá trị dinh dưỡng và hiệu quả tốt nhất thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Có nên chưng yến với gừng không?
Gừng là loại gia vị quen thuộc của người Việt, không chỉ xuất hiện trong nhiều món ăn mà còn được sử dụng làm thuốc. Có rất nhiều món ăn người Việt thêm gừng để gia tăng hương vị giúp tăng độ hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, không phải lúc nào gừng cũng tốt, không phải dùng gừng với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng được. Có những thực phẩm khi kết hợp với gừng sẽ sinh ra độc tố, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đây chính là lý do khiến nhiều người thắc mắc có nên kết hợp yến chưng với gừng không, yến chưng gừng có tốt không. Thực tế, trong món yến chưng gừng được xem là một chất xúc tác được thêm vào để làm tổ yến trở nên thơm ngon, đậm vị và tốt cho sức khỏe hơn. Như đã đề cập, yến tính bình, gừng tính ấm, dùng yến thường xuyên thì dễ bị lạnh bụng, không tốt cho người tay chân lạnh. Tuy nhiên nếu thêm gừng thì lại rất tốt, có thể trung hòa hàn tính của tổ yến, có thể hỗ trợ điều trị, phục hồi sức khỏe cho người bị cảm lạnh. Yến sào hoàn toàn có thể chưng với gừng để tăng hiệu quả mà không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Nhắc đến thành phần, giá trị dinh dưỡng và công dụng của yến sào hẳn là ai cũng đã biết. Tuy nhiên, nhắc đến gừng, chúng ta đa phần chỉ biết đến công dụng trị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng của nguyên liệu này. Gừng có chứa carbohydrate, chất xơ, chất béo, protein, magie, photpho, vitamin C, vitamin B3, vitamin B6, kẽm, Riboflavin, niacin, folate, kali, kẽm… Sử dụng gừng đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ các vấn đề về dạ dày, chữa cảm lạnh, cải thiện sức khỏe răng miệng, chống viêm, chống bệnh nhiễm trùng, giảm lượng đường trong máu, giảm đau, làm dịu cơ bắp…
Công dụng của món yến chưng gừng
Thông thường, yến sẽ được chưng với gừng và đường phèn, đây là cách chưng yến phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện lại giúp giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của món yến sào. Việc chế biến và sử dụng món ăn này đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Có thể kể đến như:
- Kích thích vị giác, tăng cường tiêu hóa, lý do là gừng có thể thúc đẩy hoạt động của đường ruột, yến giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện tiêu hóa. Yến chưng gừng rất tốt cho những đối tượng như trẻ em, người già ăn uống không ngon miệng, chán ăn, không có khẩu vị, khả năng hấp thu kém.
- Đặc biệt, tác dụng nổi bật của món ăn này chính là khả năng tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch tốt, có thể ức chế vi khuẩn, virus, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp, giảm ho, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.
- Gừng có tác dụng tăng tuần hoàn máu, làm ấm phế, ấm tỳ vị, giảm ho, khử hàn, giảm đau, do đó, gừng có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp do thời tiết lạnh gây ra. Trong khi đó, yến sào có chứa N-acetyglucosamine có tác dụng phục hồi bao khớp, Lysine giúp tăng cường hấp thu canxi, selen giúp chống phóng xạ, ngừa lão hóa, rất tốt cho sức khỏe người già.
- Yến chưng gừng cũng giúp tăng cường trí nhớ, chứa Galactose, Fucose và N-acetylgalactosamine tốt cho não bộ, có thể bảo vệ các tế bào thần kinh. Món ăn này giúp giảm lạnh bụng, làm ấm cơ thể, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
- Ngoài ra, sử dụng yến chưng gừng đúng cách cũng giúp giảm buồn nôn, giảm cholesterol xấu, chống lão hóa, ổn định đường huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp da hồng hào, tươi sáng và trẻ trung hơn…
Hướng dẫn công thức làm món yến chưng gừng thơm ngon, đậm vị
Có rất nhiều công thức làm món yến chưng gừng, chúng ta có thể kết hợp yến sào, gừng với đường phèn hoặc các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, hạt chia, nhãn nhục… Sau đây là một số cách làm gợi ý tương đối đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo:
1. Cách làm món yến chưng gừng đường phèn
Có thể nói, đây có lẽ chính là công thức đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm dễ sử dụng nhất. Gừng là gia vị độc đáo, khi kết hợp cùng yến có thể làm giảm mùi tanh đặc trưng của yến đồng thời giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn, dễ tiêu hóa và ấm bụng hơn.
Nguyên liệu:
- 3 – 5g yến sào
- Đường phèn
- Vài lát gừng tươi
Cách thực hiện:
- Nếu dùng tổ yến tinh chế, bạn ngâm yến với nước 20 – 30 phút cho yến nở đều. Trường hợp dùng tổ yến thô thì ngâm 45 – 60 phút, nhặt sạch lông và tạp chất, rửa lại với nước. Tổ yến sau khi ngâm nở, làm sạch thì tách thành sợi nhỏ, để ráo nước.
- Cho tổ yến vào thố chưng chuyên dụng hoặc chén/bát sành/sứ có nắp đậy, đổ nước vào cho ngập yến, đem chưng cách thủy trong 30 phút.
- Sau khi yến chín mềm thì cho đường phèn (lượng vừa đủ theo khẩu vị) và gừng tươi cắt lát (thái sợi hoặc cắt mỏng đều được) rồi trộn đều. Tiếp tục đậy nắp, chưng ở lửa nhỏ thêm 5 phút, tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng hoặc để nguội, bảo quản tủ lạnh để thưởng thức.
Đường phèn là nguyên liệu có thể kết hợp đa dạng với yến sào, tham khảo thêm bài viết 5 Công Thức Yến Chưng Đường Phèn Đúng Chuẩn
2. Công thức làm món yến chưng gừng táo đỏ đường phèn
Táo đỏ còn được gọi là táo tàu, hồng táo khô, có tính ấm, vị ngọt, nổi tiếng với tác dụng an thần dưỡng huyết, bổ tỳ vị… Táo đỏ có thể kết hợp với yến sào,Yến chưng táo đỏ và gừng và đường phèn, là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng bổ máu, kích thích tiêu hóa, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ hỗ trợ phục hồi sức khỏe, đặc biệt tốt cho trẻ em, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh…
Nguyên liệu:
- 10g yến sào (thích hợp cho 2 – 3 người ăn)
- 5 – 7 quả táo tàu
- Đường phèn
- Vài lát gừng
Cách thực hiện:
- Tổ yến tinh chế mang đi ngâm nước khoảng 20 – 30 phút cho yến mềm và nở đều. Nếu dùng tổ yến thô thì ngâm nước 1 tiếng, nhặt sạch lông, làm sạch bụi bẩn, tạp chất. Yến sau khi ngâm nở thì xé nhỏ theo chiều của sợi yến.
- Táo đỏ rửa sạch, ngâm với nước 15 phút, cho vào nồi, luộc với nước trong 15 phút rồi tắt bếp, đợi nguội thì cắt mỏng hoặc cắt đôi; gừng bọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc thái sợi
- Cho yến, táo đỏ vào thố chưng, thêm 350 – 400ml nước đậy nắp, cho vào nồi có nắp đậy, bắc lên bếp, đem chưng cách thủy trong 20 – 30 phút ở lửa nhỏ.
- Sau đó mở nắp, cho vào thố một ít đường phèn (theo khẩu vị), gừng tươi đã cắt nhỏ, khuấy đều, chưng thêm 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp, thưởng thức.
Lưu ý: Yến chưng gừng, táo đỏ đường phèn không thích hợp với người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bị táo bón, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.
3. Công thức làm yến chưng gừng táo đỏ nhãn nhục
Bên cạnh táo đỏ, nhãn nhục hay long nhãn cũng có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Long nhãn là cùi của quả nhãn, có tính ấm, công dụng chính là bổ tâm, dưỡng huyết, an thần, ích khí, kiện tỳ, tốt cho người bị suy nhược, mất ngủ, hay ra mồ hôi, suy nghĩ quá mức… Sử dụng món ăn này đúng các có thể nâng cao đề kháng, tăng độ đàn hồi của mạch máu và độ bền của thành mạch, tốt cho khí huyết, có thể cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Nguyên liệu:
- 10g yến sào
- 5 – 7 quả táo đỏ
- 2 thìa long nhãn
- Đường phèn
- Gừng tươi
Cách thực hiện:
- Tổ yến tinh chế đem ngâm với nước trong 20 – 30 phút cho nở, sao khi yến nở thì xé nhỏ theo chiều của sợi yến, lọc qua rây, đổ bỏ phần nước ngâm, để ráo
- Táo đỏ nên chọn mua loại màu nâu, vỏ mỏng, có nhiều vết nhăn. Đem táo đỏ rửa sạch, ngâm với nước nóng hoặc ấm 30 phút, long nhãn ngâm nước 15 phút; gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng hoặc thái sợi
- Đặt nồi lên bếp, cho 300ml nước vào, đun sôi, bỏ táo đỏ và gừng vào nấu trong 15 phút ở lửa vừa
- Cho yến vào thố chưng chuyên dụng hoặc chén/bát có nắp đậy, đổ nước luộc táo, táo đỏ và long nhãn vào, đậy nắp thố lại. Đặt một cái khăn nhỏ dưới đáy nồi, để thố chưng lên, đậy nắp nồi rồi đem chưng ở lửa nhỏ trong 30 phút.
- Sau khi yến mềm thì cho đường phèn vào (tùy theo khẩu vị mà ước định lượng đường phù hợp), khuấy đều, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp.
Tham khảo thêm một số công thức kết hợp yến chưng táo đỏ
4. Công thức làm món yến chưng gừng mật ong
Yến chưng gừng mật ong là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất, acid amin và protein. Có tác dụng rất tốt trong việc trị ho, cảm lạnh, bổ sung năng lượng, nâng cao sức đề kháng, hồi phục sức khỏe. Cách làm yến chưng mật ong kết hợp với gừng cũng tương đối đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Nguyên liệu:
- 10g tổ yến tinh chế
- Mật ong nguyên chất
- Vài lát gừng tươi thái sợi
Cách thực hiện:
- Tổ yến ngâm với nước trong 20 – 30 phút cho sợi yến nở đều, lọc yến qua rây, bỏ phần nước ngâm đi, xé nhỏ yến theo chiều của sợi yến
- Cho yến vào thố chưng chuyên dụng hoặc chén/bát có nắp đậy, đổ nước ngập yến, cho vào nồi, chưng, đổ nước sao cho khoảng 1/3 chiều cao của thố
- Chưng cách thủy trong vòng 30 phút ở lửa nhỏ, sau đó cho gừng và mật ong vào khuấy đều, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức.
5. Cách làm yến chưng gừng hạt chia
Yến chưng hạt chia được mệnh danh là món ăn dưỡng nhan tuyệt hảo, để giảm bớt tính mát của yến và hạt chia, khi chưng bạn nên bỏ thêm gừng để làm ấm bụng. Yến chưng gừng hạt chia rất tốt cho sức khỏe làn da, có thể thúc đẩy sản sinh collagen, làm chậm lão hóa, cung cấp omega-3 để cấp ẩm, kiểm soát dầu nhờn. Sử dụng yến chưng gừng hạt chia đều đặn đúng cách sẽ giúp duy trì sự tươi trẻ của làn da, giúp da săn chắc, hồng hào và rạng rỡ hơn.
Nguyên liệu:
- 10g tổ yến tinh chế
- Đường phèn
- 1 thìa hạt chia
- Vài lát gừng tươi
Cách thực hiện:
- Yến tinh chế bạn ngâm với nước trong 20 – 30 phút cho nở, lọc yến qua rây, xé nhỏ theo chiều của sợi yến, để ráo nước; hạt chia ngâm với nước lọc cho nở
- Cho yến vào thố chưng chuyên dụng hoặc chén/bát có nắp đậy, đổ nước cho ngập yến, cho vào nồi, đậy nắp, chưng cách thủy ở lửa nhỏ trong 30 phút
- Sau khi yến mềm thì cho đường phèn vào, khuấy đều, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp, cho hạt chia vào, trộn đều và thưởng thức.
Ai không nên sử dụng món yến chưng gừng?
Yến chưng gừng là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, có thể dùng được cho trẻ em, người già, người sức đề kháng suy giảm, người lao động trí óc, lao động thể chất nặng nhọc, người suy nhược sức khỏe, cần bồi bổ cơ thể… Tuy nhiên, món ăn này không nên sử dụng thường xuyên cho các đối tượng sau đây:
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng vì nếu dùng gừng quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thận trọng sử dụng gừng cho người mắc bệnh gan, bệnh sỏi mật, người hay bị xuất huyết, có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.
- Yến sào cũng không thích hợp để sử dụng cho người bị cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu…
Bên cạnh đó, sau khi chưng yến, nếu bạn chưng nhiều thì có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Yến chưng gừng nếu cho vào chai/hũ có nắp đậy, để trong tủ lạnh ở ngăn mát thì có thể bảo quản được 5 – 7 ngày. Không sử dụng yến đã chưng và để quá lâu, có mùi lạ vì rất có thể lúc này yến đã hỏng, nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số lưu ý khi chưng và sử dụng món yến chưng gừng
Để món yến chưng gừng được thơm ngon, trọn vị, giữ được vẹn nguyên giá trị dinh dưỡng trong tổ yến đồng thời mang đến hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trước hết, cần chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng. Yến sào có giá trị cao, dễ bị các cơ sở kinh doanh làm giả, trộn các nguyên liệu giống yến, phết đường muối để gia tăng trọng lượng của yến. Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi mua yến, chỉ nên mua ở những địa chỉ đáng tin cậy, có giấy tờ rõ ràng.
- Khi chưng yến sào, tuyệt đối không nên ngâm và chưng yến trong thời gian quá dài, điều này sẽ khiến yến dễ mất đi các thành phần dinh dưỡng quan trọng, hương vị cũng không còn thơm ngon, hấp dẫn nữa. Thời gian chưng yến tốt nhất là từ 20 – 40 phút, tùy theo khẩu vị mà điều chỉnh thời gian hợp lý. Yến sào Vietfarm đã có hướng dẫn cụ thể tại bài viết Chưng yến bao lâu để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất quý
- Khi chưng yến, các nguyên liệu như táo đỏ, hạt sen, bạch quả cần được nấu chín trước, không nên chưng cùng lúc với yến để đảm bảo độ chín, tránh tình trạng yến chín mà các nguyên liệu này không mềm.
- Thời gian sử dụng yến tốt nhất là trước khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 – 45 phút. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng yến giữa các bữa ăn chính, lúc bụng đói để cơ thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất cần thiết.
Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà sử dụng liều lượng yến sào thích hợp. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là địa chỉ bán yến sào, yến chưng sẵn uy tín, chất lượng thì có thể tham khảo Trung tâm Yến sào Vietfarm.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách bảo quản yến đã chưng hạn chế mất chất
- Hướng dẫn cách chưng yến tươi ngon giữ trọn dưỡng chất quý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!