Tổ Yến Có Thực Sự Tốt Và Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Sử Dụng

Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được mệnh danh là “cao lương mỹ vị”, là “thần dược” có thể chống phóng xạ, hỗ trợ điều trị HIV, chống lão hóa, ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh tật… Thế nhưng tổ yến có thực sự tốt như lời đồn, có phải là “thần dược” trị được nhiều bệnh, vô cùng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chưa biết tổ yến có thực sự tốt hay không, đâu là những sai lầm thường gặp khi sử dụng yến thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này. 

Những “đồn thổi” thiếu xác thực về yến

Yến sào hay tổ yến quả thật nằm trong danh sách bát trân cung đình, trước đây thuộc hàng “cao lương mỹ vị”, vô cùng quý hiếm, có giá trị xa xỉ chỉ những bậc vua chúa, quý tộc thời xưa mới có thể sử dụng. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh tác dụng của yến sào và tổ yến có thực sự tốt không là thắc mắc của nhiều người dùng.

Tổ yến có thực sự tốt không, có mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe hay không là thắc mắc của nhiều người
Tổ yến có thực sự tốt không, có mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe hay không là thắc mắc của nhiều người

Thực tế, nhiều người bán vì muốn thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao giá thành mà tung ra nhưng tin “đồn thổi” thiếu xác thực về loại thực phẩm này. Người ta tự phao tin đồn rằng ăn yến sào có thể giúp chống chất phóng xạ, làm giảm các triệu chứng dị ứng, hỗ trợ điều trị HIV, giúp “cải lão hoàn đồng”, duy trì nét đẹp thanh xuân… Thậm chí nhiều nơi còn tung hô yến sào là “thần dược” có thể điều trị nhiều bệnh, thậm chí có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư, giúp chống đỡ với các chất phóng xạ, hóa chất trong hóa, xạ trị.

Lợi dụng “niềm tin” của người dùng về yến sào, nhiều người bán yến đã thu được lợi nhuận đáng kể từ loại thực phẩm này. Ăn yến đang dần trở thành một trào lưu, một xu thế trong xã hội hiện đại. Ngay cả những người thu nhập không ổn định, kinh tế chưa khá giả cũng cố gắng bỏ tiền để mua món “thần dược” tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh này.

Nguy hiểm hơn, nhiều gian thương còn làm giả tổ yến, trộn nguyên liệu giống yến, dùng hóa chất tẩy tổ yến hay nhuộm màu cho yến để thu lợi bất chính từ người dùng. Hậu quả là lợi ích khi sử dụng yến sào chưa thấy đâu mà bệnh tật kéo đến. Nhiều trường hợp sử dụng yến sào giả bị ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nặng thì tổn thương tiêu hóa hoặc lâu ngày sinh bệnh do yến nhuộm hoặc tẩy bằng hóa chất…

Tổ yến có thực sự tốt hay không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tổ yến là loại thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ em. Sử dụng yến sào đúng cách, đúng liều lượng rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thu dưỡng chất, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc tổ yến có thực sự tốt không, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng thực sự của yến sào.

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Tổ yến được tạo ra từ nước dãi tiết ra từ cặp tuyến dưới lưỡi của chim yến. Theo Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐH Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học, trong thành phần của tổ yến có khoảng 42 – 58% protein, 18 loại acid amin, nhiều loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trong 18 loại acid amin này, có nhiều loại đặc biệt cần thiết cho cơ thể con người, có nhiều loại có hàm lượng cao như tyrosine, serine, proline, phenylalanine, acid aspartic…

Tỷ lệ các acid amin trong tổ yến là valin (4.12%), Leucine (4.56%), Isoleucine (2.04%), Threonine (2.69%), Methinonine (0.46%), Phenylalamine (4.5%), Lysine (1.75%), Trytophan (0.7%), acid aspartic (4.69%). Histidine (2.09%), Glycine (1.99%), Cystine (0.49%), Alanine (1.4%), Serine (1.87%), Proline (5.27%), Tyrocine (3.58%)… Ngoài ra, yến sào còn chứa các khoáng chất như sắt (27.9%), đồng (5.87%), kẽm (1.88%) và một số nguyên tố vi lượng khác như Crom, Brom, Selen, Mangan… Các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B, PP, C, E…

Một số tác dụng tuyệt vời của yến sào

Trong thành phần của yến sào chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Mặc dù không phải là “thần dược” nhưng yến sào thực sự là loại “thực phẩm vàng” có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt thích hợp để bồi bổ sức khỏe. Sử dụng yến sào đúng cách có thể mang đến những công dụng như:

  • Kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất
  • Bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng
  • Long đờm, bổ phế, làm sạch đường hô hấp, phòng ngừa viêm phế quản và bệnh lý hô hấp
  • Giàu chất chống oxy hóa, có các acid amin có tác dụng tái tạo, phục hồi tế bào tổn thương giúp làm chậm quá trình lão hóa, nâng cao sức khỏe
  • Chứa canxi và các chất giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi như N-acetylglucosamine, lysine tốt cho sức khỏe xương khớp
  • Giàu dưỡng chất, đặc biệt là protein, các loại acid amin, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược sức khỏe
  • Chứa nhiều sắt, kẽm, protein giúp bổ máu, tăng cường tạo máu, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu
  • Bảo vệ trí não, tốt cho hệ thần kinh, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn
  • Ngoài ra, yến sào cũng giúp cải thiện cấu trúc da, cải thiện chức năng sinh lý nam, nữ…

Xem thêm: Tổ yến có tác dụng gì? Điểm danh 9 lợi ích ít người biết

Yến sào có thực sự tốt không?

Với thắc mắc yến sào có thực sự tốt không, các chuyên gia cho biết, có thể khẳng định, về mặt dinh dưỡng, yến sào quả thật là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng của yến sào, không thể phủ nhận giá trị của loại thực phẩm này. Việc sử dụng yến sào điều độ, đúng cách, đúng liều lượng là rất tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, chống suy nhược rất tốt.

Tổ yến giàu dưỡng chất, có giá trị dinh dưỡng cao, là loại thực phẩm thực sự tốt cho sức khỏe
Tổ yến giàu dưỡng chất, có giá trị dinh dưỡng cao, là loại thực phẩm thực sự tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, yến sào chỉ có tác dụng về mặt dinh dưỡng, không phải là thuốc chữa bệnh, càng không phải là “thần dược” như những lời đồn thổi vô căn cứ hiện nay. Chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể chứng minh sử dụng yến sào chữa được HIV, chữa được ung thư cả. Chỉ có một số nghiên cứu nhận thấy rằng, những người bệnh dùng yến sào được nâng cao sức khỏe đáng kể, gia tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí NCBI (tạp chí khoa học thuộc Viện y tế Quốc gia Mỹ) nhận thấy, bệnh nhân sử dụng yến sào được giảm đáng kể các tổn thương miễn dịch ở đường ruột bị ảnh hưởng do hóa trị liệu.

Như vậy, đối với yến sào, chúng ta chỉ nên sử dụng ở dạng thực phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Yến sào không phải thuốc, càng không phải “thần dược” nên hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh. Hơn nữa, chỉ nên dùng yến ở dạng thực phẩm bổ sung, không được dùng thay thế cho các thực phẩm chính mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Việc sử dụng yến sào phải đúng cách đúng liều lượng, không phải ai cũng có thể dùng, càng không nên dùng quá nhiều, vô tội vạ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

7 Sai lầm thường gặp khi sử dụng yến sào

Nhìn chung với thắc mắc, tổ yến có thực sự tốt không thì câu trả lời là có. Tổ yến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thực sự tốt cho sức khỏe nhưng không phải là thuốc hay thần dược, tiên dược. Trong quá trình sử dụng yến sào, người dùng cần lưu ý để tránh mắc phải một số sai lầm sau đây:

1. Sử dụng yến sào không đúng liều lượng

Yến sào không phải cứ ăn càng nhiều sẽ càng tốt, càng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Một trong những sai lầm thường gặp ở những người chưa tìm hiểu trước khi sử dụng yến sào là dùng yến không đúng liều lượng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, không phải cứ ăn yến nhiều, liên tục là tốt nhất. Chỉ nên sử dụng yến đúng liều lượng theo đúng độ tuổi để nhận được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Được biết, liều lượng yến tốt nhất theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Chỉ nên dùng 0.5 – 1g yến sào/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Chỉ nên dùng 1 – 2g yến sào/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần
  • Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Chỉ nên dùng 2 – 3g yến sào/lần, dùng cách ngày là tốt nhất
  • Trẻ từ trên 10 tuổi và người lớn: Có thể dùng 3 – 5g yến sào/lần, sử dụng mỗi ngày hoặc cách ngày đều được.

Yến sào ăn quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho sức khỏe, nếu quá ít sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả, nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, những người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, hệ tiêu hóa không tốt, người sức khỏe kém… sử dụng yến sào quá nhiều, liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, gây đầy bụng, chướng bụng, ăn uống không ngon miệng. Vì thế, tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà chúng ta sử dụng yến với liều lượng phù hợp.

2. Ăn yến sào không đúng thời điểm

Nhiều người cho rằng yến sào là thực phẩm, do đó ăn lúc nào cũng được, cũng tốt, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là một sai lầm thường gặp trong việc sử dụng yến sào. Yến sào chỉ tốt cho sức khỏe nếu được dùng đúng thời điểm.

Ăn yến đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe
Ăn yến đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

Tổ yến có thực sự tốt không, dùng khi nào thì tốt? Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, thời điểm tốt nhất để sử dụng yến sào là trước khi đi ngủ vào buổi tối hoặc trước khi ăn sáng 30 – 45 phút. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các món ăn từ yến giữa các bữa ăn chính như một bữa phụ khi bụng đang đói để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể đều được.

Tuyệt đối không nên ăn yến tại các thời điểm sau đây:

  • Ngay trước các bữa ăn chính
  • Ngay trong bữa ăn chính
  • Ngay trước khi đi ngủ
  • Ngay sau khi mới ăn no
  • Đặc biệt, không dùng yến sào thay thế cho bữa ăn chính.

Xem thêm: Các thời điểm nên ăn tổ yến để tốt cho sức khoẻ

3. Chế biến yến sào không đúng cách

Một số người thường cho rằng, ngâm yến càng lâu, chưng yến trong thời gian dài thì dưỡng chất mà yến tiết ra càng nhiều sẽ càng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, chúng ta cần chú ý hơn trong việc chế biến yến sào. Các sai lầm cần tránh khi chế biến yến là:

  • Tránh ngâm yến trong thời gian dài: Tùy vào loại yến mà điều chỉnh thời gian ngâm phù hợp. Với yến tươi nên ngâm 10 – 15 phút, yến tinh chế ngâm 20 – 30 phút, yến rút lông nguyên tổ ngâm 40 – 60 phút, yến thô nên ngâm 1 – 2 tiếng và làm sạch lông, tạp chất, bụi bẩn.
  • Tránh chưng yến quá lâu: Yến sào nên được chưng trong thời gian từ 20 – 40 phút tùy vào khẩu vị của từng người. Nếu thích sợi yến dai giòn thì chưng nhanh từ 20 -25 phút, nếu muốn yến mềm hơn thì chưng 30 – 40 phút. Chưng yến quá lâu sẽ gây hao hụt dưỡng các dưỡng chất quý giá khiến giá trị dinh dưỡng của yến giảm đi đáng kể.
  • Chưng yến ở nhiệt độ cao: Không giống như các thực phẩm khác, để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất quý giá có trong yến sào, chúng ta chỉ chưng yến ở 80 – 90 độ C. Tuyệt đối không chưng yến ở nhiệt độ trên 100 độ C để tránh làm thất thoát các dưỡng chất quý giá có trong yến sào.
  • Chưng yến mà không đậy nắp: Khi chưng yến, bạn chỉ nên sử dụng thố, chén chưng bằng sành, sứ, không đựng yến trong đồ kim loại. Khi chưng yến cần đậy nắp để tránh khiến các dưỡng chất bay hơi khi nấu.
  • Một số lưu ý khác: Khi chưng yến với các nguyên liệu khác, bạn cần sơ chế, làm chín nguyên liệu trước khi chưng. Sau khi yến chín bạn mới nên bỏ đường phèn và gừng vào chưng, không chưng đường phèn cùng lúc với yến sào vì sẽ khiến yến sào dễ bị sượng, không ngon. Gừng cũng chỉ nên cho vào chưng sau khi yến chín, thời gian nấu gừng chỉ nên từ 2 –  6 phút, gừng đun quá lâu sẽ giảm tác dụng.

4. Bảo quản yến chưa hợp lý

Chúng ta thường không mấy quan tâm đến cách bảo quản yến sào. Yến nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ hỏng, mất chất. Do đó, có thể tham khảo cách bảo quản sau đây:

  • Với tổ yến thô: Nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm, kín, có ánh nắng chiếu vào vì ánh nắng có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng, phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng của tổ yến.
  • Với yến sào đã làm sạch: Tổ yến thô đã được ngâm nở, làm sạch chúng ta để ráo nước, cho vào hộp kín có nắp đậy hoặc túi zip và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông. Nếu ngăn mát thì bảo quản được tối đa 1 tuần, nếu ngăn đông thì khoảng 3 – 5 tháng. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng yến sào càng sớm càng tốt.
  • Với tổ yến đã chưng: Tổ yến sau khi được chưng lên, nếu không dùng hết bạn nên cho vào chai, hũ thủy tinh có nắp đậy, đậy kín nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Yến chưng sẵn có thể bảo quản được tối đa 5 – 7 ngày.

Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản yến đã chưng từ A đến Z

5. Chỉ ăn yến khi bị bệnh

Chỉ sử dụng yến khi bị bệnh cũng là một sai lầm thường gặp ở nhiều người. Yến sào là thực phẩm, chỉ tốt khi được sử dụng đều đặn mỗi tuần, thời gian để yến sào phát huy hiệu quả là sau 2 – 3 tháng kiên trì sử dụng. Nếu chỉ dùng yến trong lúc bệnh thì bạn hầu như sẽ chẳng nhận thấy cơ thể mình có thay đổi đáng kể gì.

Không nên chỉ ăn yến khi bị bệnh, tốt nhất nên dùng yến điều độ, thường xuyên
Không nên chỉ ăn yến khi bị bệnh, tốt nhất nên dùng yến điều độ, thường xuyên

Việc sử dụng yến sào thường xuyên, điều độ với liều lượng thích hợp sẽ giúp tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể nhanh phục hồi khi bị bệnh hơn. Yến sào không chỉ là thực phẩm tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy mà còn rất thích hợp để bồi bổ dù cơ thể đang khỏe mạnh. Dùng yến sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được bệnh tật, thư giãn tinh thần, ăn ngon ngủ ngon và có sức khỏe tốt hơn.

6. Sai lầm về đối tượng sử dụng yến sào

Không phải bất cứ ai, người nào cũng có thể sử dụng được yến sào. Sau đây là một số sai lầm về đối tượng sử dụng yến sào mà nhiều người hay mắc phải:

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Yến sào không thích hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai, thời điểm tốt nhất để sử dụng yến là từ tháng thứ 4 trở đi. Lúc này, em bé đã phát triển ổn định, không cần lo lắng các bất thường có thể xảy ra.
  • Phụ nữ mới sinh xong: Nhiều người thường cho rằng phụ nữ sau sinh sử dụng yến sẽ rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ dùng yến cho phụ nữ sau sinh 1 tháng. Vì yến tính hàn, chứa nhiều dưỡng chất, phụ nữ mới sinh đang phục hồi tử cung, dùng yến sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và gây ra các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của em bé mới sinh thông qua sữa mẹ.

Đặc biệt, yến sào còn không thích hợp để sử dụng cho những đối tượng như người bị viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phế quản cấp, ho đờm nhiều trong và loãng, sốt thực nhiệt, cảm cúm, phong hàn, phong nhiệt, đau đầu, đau bụng do hàn, tỳ vị hư hàn, đầy bụng ăn uống không tiêu…

Xem thêm: Đối tượng nào không nên dùng yến sào để tránh lợi bất cập hại

7. Sai lầm trong việc lựa chọn yến sào

Yến sào có giá thành đắt đỏ, chính vì vậy, người mua thường có xu hướng chọn mua ở những địa chỉ, cá nhân bán yến càng rẻ càng tốt với mong muốn tiết kiệm được kha khá chi phí. Thế nhưng, yến sào là một thị trường vô cùng hỗn loạn, thật giả lẫn lộn. Thủ đoạn làm giả yến ngày càng tinh vi, khó phát hiện, do đó nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng là vô cùng cao.

Không nên chọn mua yến ở những địa chỉ bán với giá quá rẻ, không cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, không có giấy phép kinh doanh hoạt động. Đặc biệt, không nên mua khi chưa tìm hiểu thật cẩn thận về người bán, nhất là trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử. Sử dụng yến kém chất lượng, yến giả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây “tiền mất tật mang”.

Tốt nhất bạn nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, được đánh giá cao, có giấy phép hoạt động và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua yến sào ở đâu, có thể tham khảo các sản phẩm của Yến sào Vietfarm. Yến sào Vietfarm là thương hiệu yến sào cao cấp chính gốc Nha Trang, Khánh Hòa, có giấy tờ kiểm định đầy đủ, cam kết hoàn tiền 10 lần giá trị sản phẩm nếu phát hiện hàng giả.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tổ yến có thực sự tốt không, những sai lầm nào cần tránh trong quá trình chế biến và sử dụng yến sào. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu và có cách sử dụng sản phẩm này phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:26 - 13/09/2023 - Cập nhật lúc:10:17 sáng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút