Yến Chưng Không Nở Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Yến chưng là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, sợi yến được chưng đúng cách thường nở mềm đều, có độ giòn dai nhất định. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chưng yến không nở, sợi yến bị cứng, bị sượng hoặc bị lõi rất khó ăn, không ngon như khi chúng ta nghĩ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết yến chưng không nở do đâu, làm sao để khắc phục tình trạng này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Yến chưng không nở nguyên nhân do đâu?
Yến sào là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe, có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, protein, acid amin cho cơ thể. Tổ yến rất thích hợp để bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người sức khỏe suy nhược, người phải thường xuyên lao động thể chất, lao động trí óc vất vả. Đặc biệt, tổ yến còn là món quà tặng sức khỏe ý nghĩa, thích hợp để thăm bệnh, tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
Chưng là một trong những cách chế biến yến sào tốt nhất, giúp giữ được trọn vẹn các dưỡng chất có trong tổ yến. Thế nhưng, có nhiều trường hợp, yến chưng lên không được thơm ngon, hấp dẫn, sợi yến cứng, lõi không có độ mềm, dai như chúng ta nghĩ. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
1. Yến chưa được ngâm đúng cách
Theo nhiều hướng dẫn, yến sào chỉ cần ngâm 20 – 30 phút là có thể sử dụng được.Tuy nhiên, thời gian ngâm này chỉ thích hợp với tổ yến tinh chế, đã trải qua quá trình ngâm nở trước đó để làm sạch, sau đó mới được đắp khuôn, sấy khô trở lại. Tùy vào từng loại yến mà chúng ta có thời gian ngâm nở phù hợp. Nếu yến chưa nở đều mà đem đi chưng thì việc sợi yến không nở, không giòn mềm là điều không thể tránh khỏi.
Thời gian ngâm nở yến
Thời gian ngâm yến phù hợp cho từng loại yến sào như sau:
- Yến tươi: Có thể ngâm thêm 10 – 15 phút rồi đem chưng hoặc chưng ngay đều được, nên tham khảo người bán trước khi sử dụng.
- Yến tinh chế: Nên ngâm 20 – 30 phút cho đến khi thấy sợi yến nở đều thì có thể đem chưng, loại này đã được ngâm nở nên không cần ngâm quá lâu.
- Yến rút lông nguyên tổ: Do được rút lông khô nên phải ngâm trong thời gian dài hơn thì yến mới đạt độ nở nhất định. Thông thường, thời gian ngâm loại yến này là từ 40 – 60 phút.
- Tổ yến thô: Do chưa trải qua bất kỳ công đoạn sơ chế nào cả nên tổ yến còn nguyên vẹn, lẫn nhiều lông và tạp chất. Bạn phải ngâm yến trong 1 – 2 tiếng sau đó dùng nhíp nhặt sạch lông, rửa yến để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn mới dùng được.
- Chân yến: Loại này có kết cấu dạng khối, chắc chắn, đối với chân yến tinh chế, chúng ta có thể ngâm 2 – 3 tiếng cho chân yến nở đều, với chân yến thô có thể ngâm 3 – 4 tiếng.
Những sai lầm khi ngâm yến
Trong quá trình ngâm, nên kiểm tra độ nở của yến, nếu thấy sợi yến đã nở được đáng kể, các sợi đều nở đều thì có thể đem chưng. Trường hợp độ nở của các sợi không đồng đều thì nên ngâm thêm, tránh tình trạng chưng khi yến chưa nở sẽ khiến yến không được thơm ngon, dễ bị sượng, lõi, nhất là chân yến. Ngoài ra, cũng cần tránh một số sai lầm sau đây:
- Dùng nước nóng để ngâm yến: Yến sào cần được ngâm với nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước ấm, nước nóng để ngâm yến vì cho rằng ngâm nước ấm yến sẽ nhanh nở hơn. Việc ngâm nước ấm, nước nóng sẽ khiến yến dễ mất chất và không được thơm ngon nữa.
- Ngâm yến quá lâu: Trừ chân yến có thể ngâm trong thời gian dài, các loại yến khác, bạn chỉ nên ngâm trong thời gian thích hợp để đảm bảo độ nở. Tránh tình trạng không ngâm yến đã đem chưng hoặc ngâm yến quá lâu vì sợ sợi yến không nở. Việc ngâm yến trong thời gian dài sẽ khiến yến dễ mất chất, chỉ còn phần xác, không còn tốt cho sức khỏe nữa.
2. Chưng yến không đúng cách
Chưng yến chưa đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng yến chưng không nở. Cách chưng yến tương đối đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo thực hiện đúng cách làm, chưng đúng thời gian thì sợi yến mới có thể nở đều được. Một số sai lầm thường gặp khiến yến chưng không nở có thể kể đến như:
Không sơ chế nguyên liệu khi chưng cùng yến
Chúng ta có thể kết hợp các nguyên liệu như táo đỏ, hạt sen, hạt chia, bạch quả, nhãn nhục, nha đam, đông trùng hạ thảo, saffron… để chưng cùng yến. Tuy nhiên, để yến nở, các nguyên liệu chín mềm thì trong quá trình chưng, phải sơ chế nguyên liệu trước rồi mới cho vào chưng cùng yến. Đối với hạt sen, táo đỏ, bạch quả… tốt nhất nên luộc mềm trước khi cho vào chưng, các nguyên liệu khác, tùy loại mà chọn cách sơ chế phù hợp. Việc không sơ chế nguyên liệu đúng cách sẽ khiến món ăn không đủ độ chín, không còn được thơm ngon bổ dưỡng.
Nước không ngập hết phần sợi yến
Các sợi yến cần được đổ ngập nước để có thể nở đều trong quá trình chưng. Chúng ta thường thấy yến tương đối ít nên cũng đổ ít nước. Thế nhưng, nếu lượng nước quá ít so với lượng yến, các sợi yến không được ngập trong nước sẽ không thể nở ra được. Điều này dẫn đến hiện tượng yến sau khi chưng sợi không mềm, ăn không hề ngon. Tùy vào khẩu vị mà chúng ta sử dụng lượng nước chưng yến phù hợp, thế nhưng cũng cần đảm bảo rằng nước phải ngập các nguyên liệu chưng yến thì sau khi chưng sợi yến mới nở đều và thơm ngon được.
Giải đáp: 1 tai yến chưng bao nhiêu nước? Dùng được nhiêu lần?
Cho đường phèn vào cùng lúc với yến
Cho đường phèn vào chưng cùng lúc với yến là một trong những sai lầm thường gặp khi chế biến yến sào. Thực tế, trong quá trình chế biến yến, bạn chỉ nên cho yến và các nguyên liệu khác vào thố chưng, đem chưng cho đến khi sợi yến mềm, nở to, quan sát thấy thố yến có bọt trắng nở ra thì mới nên cho đường phèn vào, tiếp tục đậy nắp, chưng thêm 5 phút là có thể tắt bếp.
Việc cho đường phèn vào chưng cùng lúc với yến sẽ khiến yến bị sượng, độ nở không đảm bảo. Đây là nguyên nhân khiến yến chưng không nở phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải. Ngoài ra, cũng có thể do bạn chưng yến chưa tới, chưa đủ thời gian nên sợi yến không nở. Thời gian chưng yến phù hợp là từ 20 – 40 phút tùy khẩu vị, loại yến sử dụng và cách chưng. Nếu chưng với nồi nấu chậm, nồi chưng yến chuyên dụng thì yến cần được nấu trong 40 – 60 phút mới nở tốt.
Xem thêm: Chưng yến bao lâu để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất quý
Yến sào không đảm bảo chất lượng
Một nguyên nhân khác khiến bạn gặp phải hiện tượng yến chưng không nở chính là do rất có thể bạn đã mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Yến sào là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán tương đối đắt đỏ. Chính vì thế, tình trạng làm giả yến để thu lợi bất chính từ gian thương ngày càng trở nên phổ biến.
Yến chưng không nở rất có thể là do tổ yến bị trộn tạp chất khác, bị tẩm hóa chất hoặc bị chai… Những trường hợp này, dù có chưng bao lâu thì yến vẫn bị cứng, không thể nở được. Cũng có nhiều trường hợp yến ngâm nở rất nhanh, chỉ 5 – 10 phút là nở nhưng hình dáng sợi yến không đảm bảo, nước ngâm có màu lạ, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã mua phải yến giả. Các loại yến này không chỉ không giúp chúng ta khỏe hơn mà còn có thể mang đến bệnh tật, các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thậm chí có nguy cơ ung thư cao.
Để tránh trường hợp mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Phân biệt yến thật và yến giả với mắt thường
Cách khắc phục tình trạng yến chưng không nở
Đối với tình trạng yến chưng không nở, để tránh những lần chưng sau vẫn tái diễn hiện tượng này khiến chúng ta mất nhiều tiền mà món ăn không hợp ý, không thơm ngon hấp dẫn, tốt nhất là cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân khiến sợi yến sau khi được chưng không nở đều. Bạn nên xem xét lại quy trình sơ chế, chế biến của mình để có cách cải thiện phù hợp.
Một số lưu ý khi chưng yến để tránh gặp phải hiện tượng yến chưng không nở có thể kể đến như:
- Chọn địa chỉ mua yến uy tín: Yến sào dễ bị làm giả, thủ đoạn làm giả yến cũng ngày càng tinh vi, khó nhận biết. Do đó, tốt nhất là bạn nên mua yến ở những cửa hàng chính hàng, có tên tuổi, tiếng tăm, được nhiều người biết đến và đánh giá cao. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết mua yến ở đâu thì có thể tham khảo các sản phẩm của Yến sào Vietfarm. Đây là địa chỉ cung cấp yến sào chính gốc Nha Trang Khánh Hòa, có giấy tờ kiểm định rõ ràng, chất lượng hàng hóa đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
- Ngâm yến sào đủ thời gian: Tùy vào loại yến mà chúng ta ngâm yến với thời gian thích hợp. Nên ngâm đến khi thấy sợi yến nở đều rồi mới đem chưng, yến tinh chế thì có thể ngâm 20 – 30 phút, riêng với các loại yến khác, đặc biệt là yến đảo, chân yến, huyết yến thì thời gian ngâm sẽ lâu hơn. Bạn nên tìm hiểu thật cẩn thận về thời gian ngâm yến trước khi sử dụng để yến được sơ chế, chế biến đúng cách, giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
- Cho đường phèn vào sau cùng khi chưng: Đường phèn và gừng tươi nên được cho vào sau cùng trong quá trình chưng yến. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng sợi yến bị sượng, cũng giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn, mang đến hiệu quả tốt hơn với sức khỏe.
- Đổ nước cho ngập yến: Yến cần được đổ ngập nước để có độ nở tốt nhất, nếu chưng yến với quá ít nước, sợi yến sẽ không mềm, khó mà nở to được. Bên cạnh đó, các nguyên liệu chưng cùng yến sào nên được sơ chế trước để đảm bảo độ chín, giúp món ăn ngon hơn, có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng yến sào
Bên cạnh những vấn đề đã đề cập, để sợi yến sau khi chưng được nở đều, hương vị thơm ngon hấp dẫn và tốt hơn cho sức khỏe, bạn cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Tùy vào phương pháp và dụng cụ chưng yến mà bạn sử dụng, thời gian chưng yến cũng có sự khác biệt nhất định. Nếu chưng cách thủy truyền thống thì thời gian thích hợp là từ 20 – 40 phút (tùy khẩu vị), nếu chưng yến bằng nồi nấu chậm hoặc bằng thố chưng chuyên dụng thì chưng từ 40 – 60 phút.
- Trong quá trình chưng yến, bạn cần dùng thố, chén, bát có nắp đậy, đổ cho yến ngập nước, đậy nắp rồi đem chưng. Nhiệt độ phù hợp để chưng yến phải không quá 100 độ C.
- Không nên cho yến trực tiếp vào nồi kim loại để nấu, không chưng nấu yến ở nhiệt độ cao vì như vậy sẽ khiến yến dễ mất chất, không còn bổ dưỡng nữa
- Yến sào rất dễ bị làm giả, bị trộn tạp chất, tẩy hóa chất hay nhuộm màu… vì vậy, tốt nhất chúng ta không nên ham rẻ mà chọn mua yến ở những cơ sở, cá nhân không có địa chỉ, thông tin rõ ràng.
- Nếu yến ngâm lâu mà không nở, dù đã thực hiện đúng cách biện pháp hướng dẫn, thực hiện đúng quy trình mà sợi yến vẫn không nở, có màu lạ mùi lạ thì chắc chắn bạn đã mua phải yến giả, yến bị chai. Không nên vì tiếc tiền mà dùng loại yến này vì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc yến chưng không nở do đâu và cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng những thông tin mà yến sào Vietfarm cung cấp sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, biết cách chế biến và sử dụng yến sào sao cho thơm ngon, bổ dưỡng, tốt nhất đối với sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Bật Mí Cách Chưng Yến Không Bị Tanh Hiệu Quả Bạn Nên Biết
- Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không? Chuyên gia chia sẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!