Cách nhận biết yến sào bị hư khi không được bảo quản đúng

Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe, rất thích hợp để bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể, người già sức khỏe kém, trẻ em biếng ăn chậm tăng cân, người bệnh muốn nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật… Tuy nhiên, nếu chẳng may ăn phải yến sào kém chất lượng bị hư hỏng, ẩm mốc, chẳng những sẽ không tốt mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây là cách nhận biết yến sào bị hư khi không được bảo quản tốt mà bạn có thể tham khảo. 

Cách nhận biết yến sào bị hư do bảo quản không đúng cách

Yến sào được làm từ dãi ở tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến, có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu protein, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Dựa trên độ sạch và cách sơ chế, người ta chia yến sào thành 3 loại là tổ yến thô, yến tinh chế và yến rút lông nguyên tổ. Thông thường, yến sào khô có chỉ cần để nơi thoáng mát, khô ráo, không ẩm mốc, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thì có thể bảo quản được từ 2 – 3 năm.

Yến sào rất dễ bị hư, lên nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách
Yến sào rất dễ bị hư, lên nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà yến sào có thể trở nên hư hỏng, xuất hiện nấm mốc, chất lượng bị suy giảm đáng kể. Nếu không phải là người sử dụng yến thường xuyên, hoặc chẳng may mua phải yến kém chất lượng, yến bị hỏng do bảo quản không đúng cách thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Để tránh mua hoặc dùng phải yến hư, hỏng, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Cách nhận biết yến sào bị hư qua màu sắc

Yến sào là thực phẩm tự nhiên có tác dụng bồi bổ, nâng cao sức khỏe, có chứa rất nhiều thành phần quý giá, tốt cho sức khỏe. Thông thường, tổ yến thô (yến nguyên chất) chưa trải qua sơ chế thường khá thô và xơ, khi cần lên có cảm giác chắc tay, độ dày của sợi không đều, nếu đưa dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy sợi yến có màu trắng đục, cho phép ánh sáng xuyên qua.

Tổ yến thô có màu trắng vàng hoặc màu vàng cam, sợi yến chồng chéo đan xen nhau, còn nguyên phần chân và sợi xơ mướp, đế tổ cứng, dày, chắc chắn ở hai bên. Trong khi đó, tổ yến tinh chế thường giòn và dễ vỡ, không có độ đàn hồi khi bóp hoặc bẻ nhẹ sẽ dễ vỡ vụn, sợi yến có tính chất xơ, hơi thô ráp do được hút ẩm cẩn thận. Trong khi đó, tổ yến khô bị hư, mốc thường có đặc điểm sau:

  • Yến bị hỏng thường không đều màu, trên tổ yến có thể xuất hiện các vệt màu loang lổ
  • Yến có dấu hiệu bị oxy hóa hoặc bị vi khuẩn ăn mòn, thường thì các tổ yến này không còn có màu trắng vàng hoặc vàng cam mà hay bị chuyển sang màu trắng xám, trắng nâu.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên thận trọng, các loại yến trắng nếu như bị nấm mốc trắng thì sẽ rất khó phát hiện. Cần quan sát thật kỹ, nếu thấy tổ yến không đều màu, có đốm trắng nhỏ li ti trên tổ thì chứng tỏ tổ yến này đã bị mốc.
  • Quan sát cẩn thận tổ yến, nếu tổ xuất hiện các vết nhỏ như bụi bẩn có màu sắc bất thường như đen, xám, xanh hoặc đỏ… thì tổ yến này đã bị hỏng do bảo quản không cẩn thận.

Ban đầu tổ yến chất lượng sẽ có màu trắng hơi ngả vàng, màu trắng vàng, vàng cam hoặc đỏ hồng (tùy vào loại yến), đây là màu sắc cho thấy tổ yến có chất lượng tốt, chưa bị hư hỏng. Nếu tổ yến chuyển dần sang màu vàng, màu sắc đậm dần thậm chí chuyển sang màu trắng, màu nâu, độ đậm của màu sắc tăng dần thì bạn không nên sử dụng nữa. Những tổ yến này đã hỏng do chất lượng kém, không được bảo quản đúng cách, chúng đã thay đổi về cả tính chất vật lý lẫn tính chất hóa học, bạn không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách nhận biết yến sào bị hư qua kết cấu và mùi

Một tổ yến thô chất lượng sẽ gồm có 3 phần là chân yến, sợi và phần xơ mướp yến, trên tổ yến vẫn còn lẫn nhiều lông, bụi bẩn và tạp chất. Loại này có kết cấu sợi rất chắc chắn, các sợi yến có độ dài ngắn khác nhau. Trong khi đó, yến tinh chế có hình dáng dạng chiếc tai, sợi yến thô ráp, giòn và dễ vỡ do được hút ẩm cẩn thận. Tổ yến không được bảo quản cẩn thận, bị hư, hỏng thường sẽ có những đặc điểm như:

  • Khi sờ tay vào có cảm giác tổ bị mềm, xẹp, có cảm giác ẩm ướt nhất định khiến sợi yến mất đi cảm giác xơ, thô ráp
  • Khi bị oxy hóa, các sợi này rời dần ra, kết cấu của tổ bị biến đổi, không còn giữ được liên kết như ban đầu nữa…
  • Tổ yến thường có mùi tanh đặc trưng, trong khi đó, tổ yến hỏng sẽ có mùi mốc hoặc mùi từ tanh nồng chuyển sang hôi tanh do các vi khuẩn và vi sinh vật gây nên. Thông thường, mùi của tổ yến thô khi bị hỏng tương đối khó nhận biết, do đó, chúng ta không thể phán đoán sản phẩm có bị hỏng hay không qua mùi mà còn phải kết hợp với nhiều yếu tố khác.

Với các tổ yến này, bạn tốt nhất không nên sử dụng do sản phẩm đã thay đổi tính chất, dùng sẽ không giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, ngược lại còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.

Cách nhận biết yến tươi bị hư

Tổ yến tươi là loại yến sào đã được ngâm nước cho nở để có thể loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và lông bám trên tổ yến. Loại này được để cho ráo nước, không được dệt tổ, sấy khô trở lại. Tổ yến tươi còn dùng được sẽ có màu trong, độ đàn hồi của sợi yến tốt, ngửi thấy có mùi tanh thơm đặc trưng của yến sào.

Tổ yến tươi bị hư thường có sợi yến nhầy, dính, có cảm giác mềm, nhão, dễ đứt sợi
Tổ yến tươi bị hư thường có sợi yến nhầy, dính, có cảm giác mềm, nhão, dễ đứt sợi

Trong khi đó, tổ yến tươi bị hư, bị trộn thêm các nguyên liệu giống yến khi sờ vào có cảm giác nhầy nhiều kèm theo nhớt dính, sợi yến mềm, có nhiều trường hợp có cảm giác yến bị nhão, sợi dễ đứt, không có kết cấu sợi rõ ràng. Đây chính là dấu hiệu cho thấy yến đã bị hỏng, quá hạn sử dụng hoặc rất có thể bạn đã mua phải yến giả. Ngoài ra, khi ngửi mùi có cảm giác mùi lạ, không còn hơi tanh như ban đầu thì cũng không nên sử dụng vì đây là dấu hiệu cho thấy yến đã bị hỏng.

Xem thêm:

Cách nhận biết yến chưng sẵn đã hư

Yến chưng sẵn là một trong những sản phẩm được bán phổ biến trên thị trường hiện nay, gồm yến hũ công nghiệp và tổ yến chưng tươi theo yêu cầu. Thông thường, tổ yến sào chưng sẵn công nghiệp có thể bảo quản được trong thời gian dài, từ 6 tháng đến 1 năm; yến chưng tươi theo yêu cầu hoặc yến tự chưng có thể bảo quản trong 5 – 7 ngày tùy loại.

Loại yến này cũng rất dễ bị hư, hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Dấu hiệu nhận biết yến đã bị hỏng thường là màu của hũ yến thay đổi, nước yến có cảm giác sền sệt, nhão, sợi yến từ trong suốt chuyển sang màu trắng đục, khi lắc nước yến sánh hơn bình thường. Thông thường, khi ngửi sẽ thấy yến có mùi lạ, cảm giác bị thiu, không còn mùi thơm ngon như các hũ yến đã sử dụng trước đó. Với những hũ yến sào chưng sẵn hoặc yến tự chưng nếu có những dấu hiệu này thì bạn không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân khiến tổ yến bị hư, hỏng, lên mốc

Có một sự thật là tổ yến khô như yến nguyên chất chưa làm sạch lông, yến rút lông nguyên tổ, yến tinh chế rất dễ bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Tổ yến thật sẽ không có hiện tượng bị đổi màu, bị lên nấm mốc, hư, hỏng. Các tổ yến dễ bị hỏng sau một thời gian sử dụng đa phần là yến kém chất lượng, được xử lý không đúng cách. Một số nguyên nhân khiến yến sào dễ bị hỏng, lên mốc thường là:

  • Do yến kém chất lượng hoặc quy trình sản xuất không đảm bảo: Các tổ yến này thường bị trộn mủ trôm, bún tàu, nấm tuyết hoặc được nhúng đường, phết muối nhằm gia tăng trọng lượng cho sản phẩm. Các tổ yến này rất dễ bị đổi màu, “lên đường” sau một thời gian. Ngoài ra, cũng có thể do quá trình sấy khô yến không đảm bảo, tổ yến không được khô hoàn toàn khiến yến dễ bị lên nấm mốc.
  • Do tổ yến không đảm bảo độ khô: Trong quá trình vận chuyển, để tránh tình trạng tổ yến gãy vỡ, nhiều cơ sở đã phun sương nước lên tổ, vô tình khiến tổ bị ẩm. Điều này khiến tổ yến dễ bị đổi màu, ẩm mốc dù sau khi mua về đã được bảo quản cẩn thận.
  • Do bảo quản không đúng cách: Sản phẩm không được bảo quản theo hướng dẫn, để quá lâu không dùng dẫn đến quá hạn sử dụng in trên bao bì. Không cho tổ yến vào hộp, đóng chặt nắp hoặc để ở nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp rất dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, tổ yến cũng dễ bị côn trùng xâm nhập nếu không được bảo quản đúng cách khiến yến biến chất, nhanh hỏng hơn.

Đa phần các trường hợp tổ yến nguyên chất, đảm bảo chất lượng sẽ không dễ bị hỏng. Khi để lâu, nếu không đảm bảo chất lượng hoặc bảo quản không đúng cách, yến sào dễ xuất hiện các tình trạng như:

  • Tổ yến bị vàng: Thường do bị tẩm đường để tăng trọng lượng hoặc do tổ yến bị nhiễm khuẩn.
  • Tổ yến có mùi hôi: Nên ngâm yến trong nước khoảng 30 phút, nếu yến nở mà màu nước ngâm và màu yến không đổi, yến có mùi tanh của lòng trắng trứng thì đây là yến thật. Nếu yến đổi màu, nước ngâm cũng thay đổi màu sắc, có mùi lạ thì đây là yến giả.
  • Tổ yến bị ẩm, nhão: Thường là do không được làm khô hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.
  • Tổ yến bị mốc: Do quy trình làm sạch, đóng gói hoặc bảo quản sai cách khiến tổ yến bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nấm mốc phát triển.
Tổ yến bị vàng, nhanh hư có thể là do bị tẩm đường nhằm tăng trọng lượng
Tổ yến bị vàng, nhanh hư có thể là do bị tẩm đường nhằm tăng trọng lượng

Đối với những loại yến đã biến đổi tính chất vật lý và tính chất hóa học này, cách xử lý tốt nhất là chúng ta không sử dụng, tốt nhất là nên vứt đi ngay. Tuyệt đối đối không vì tiếc tiền mà nhắm mắt dùng thử, một khi tổ yến đã không đảm bảo chất lượng thì rất khó để biết được còn những chiêu trò gì mà người bán sử dụng để “qua mắt” người mua. Việc dùng các loại yến này chỉ nguy hại cho sức khỏe, gây “tiền mất tật mang” mà thôi.

Cách bảo quản tổ yến đúng nhất

Một trong những nguyên nhân khiến yến sào dễ bị hỏng, lên nấm mốc, mất chất, không thể sử dụng được khiến người mua mất tiền là do bảo quản sai cách. Nếu bạn chưa biết nên bảo quản yến sào sao cho đúng thì có thể tham khảo các gợi ý từ chuyên gia của Yến sào Vietfarm dưới đây:

Cách bảo quản tổ yến thô, yến tinh chế

Các loại tổ yến này nếu quy trình làm khô, đóng gói đảm bảo, đúng cách thì việc bảo quản vô cùng đơn giản. Yến có thể để được trong 2 – 3 năm thậm chí lâu hơn mà không hề bị nấm mốc, thay đổi hương vị cũng như gia trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, lời khuyên vẫn là bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt, tránh để yến quá lâu. Cách bảo quản như sau:

  • Đặt yến vào hộp kín rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên đặt yến ở nơi quá kín, nơi gần cửa kính có ánh nắng chiếu trực tiếp vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Mỗi lần sử dụng yến xong, bạn nên cho vào hộp, đậy nắp cẩn thận rồi bảo quản ở nơi khô ráo, tránh xa những nơi ẩm ướt và nơi có nguồn nhiệt quá nóng.

Cách bảo quản đối với tổ yến đã sơ chế

Yến đã chưng sẵn còn được gọi là yến tươi, đây là loại được ngâm nở từ yến khô. Thông thường, người ta sẽ ngâm nở yến thô, nhặt lông, bụi bẩn và tạp chất rồi cho vào túi để bảo quản. Tuy nhiên, loại yến này chỉ có thể dùng được trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 7 ngày ở ngăn mát tủ lạnh, khoảng 3 – 6 tháng ở ngăn đông.

Cách bảo quản tổ yến đã sơ chế như sau:

  • Cho yến vào túi nilon, túi zip hoặc hộp kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 4 độ C, thời gian bảo quản tối đa là 7 ngày.
  • Bạn cũng có thể cho yến vào túi nilon, túi zip hoặc hộp kín, chia yến thành nhiều phần nhỏ, cho yến vào ngăn đông tủ lạnh, mỗi lần muốn sử dụng, bạn chỉ cần lấy yến bỏ vào ngăn mát vào đêm hôm trước cho yến rã đông là được. Cách này có thể bảo quản được yến trong 3 – 5 tháng.

Cách bảo quản tổ yến đã chưng

Với yến hũ công nghiệp, chúng ta có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, cần dùng ngay sau khi đã mở nắp. Đối với tự chưng, nếu không dùng hết, bạn cho vào chai/hũ thủy tinh có nắp đậy, đậy kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Thời gian tốt nhất để bảo quản loại yến này là từ 5 – 7 ngày, nên dùng càng sớm càng tốt.

Tham khảo bài viết: Mách bạn cách bảo quản yến đã chưng đúng chuẩn

Một số lưu ý khi bảo quản và sử dụng yến sào

Với những thông tin đã đề cập, hẳn bạn đã nắm được cách nhận biết yến sào bị hư khi không được bảo quản đúng cách. Trong quá trình bảo quản và sử dụng yến sào, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Yến sào cần được bảo quản cẩn thận, không sử dụng yến đã có dấu hiệu hư hỏng, lên nấm mốc. Với loại yến này, bạn nên vứt đi, tuyệt đối không vì tiếc tiền mà dùng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để mua được các sản phẩm cao cấp. Không nên vì ham rẻ mà mua ở những cơ sở, cá nhân không cung cấp thông tin sản phẩm rõ ràng, rất dễ mua phải yến giả, kém chất lượng, đã bị ẩm mốc.
  • Tùy vào từng loại yến mà chúng ta có cách bảo quản khác nhau, đừng cố gắng sử dụng khi yến đã hết hạn vì lúc này yến đã bị biến chất, không còn giàu dinh dưỡng mà lại dễ chứa các chất gây hại sức khỏe.
  • Trong quá trình chế biến yến sào, nên chưng ở nhiệt độ từ 80 – 90 độ C, không chưng yến ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài để tránh làm yến mất chất.
  • Chỉ sử dụng yến sào với liều lượng thích hợp, tùy vào độ tuổi mà sử dụng. Với trẻ từ 10 tuổi và người lớn, chỉ nên dùng 3 – 5g yến sào/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần là tốt nhất, tuyệt đối không nên lạm dụng.

Trên đây là một số cách nhận biết yến sào bị hư do chất lượng kém hoặc bảo quản không đúng cách. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn nhận biết được các bất thường của sản phẩm mà mình mua nhằm tránh gây ngộ độc, nguy hại cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 19:21 - 03/06/2023 - Cập nhật lúc:02:36 chiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Nguyễn Viết Dũng - 0988443556
Hà Nội
Cách đây 10 phút